Giáo án Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX

Admin
Admin 02 Tháng tư, 2021

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 21

Giáo án Lịch sử 11 bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX. Bài giáo án điện tử Lịch sử 11 này sẽ giúp các em nắm được các phong trào yêu nước chống Pháp tiêu biểu của của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX.

Bài 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

  • Giúp HS hiểu rõ hoàn cảnh nổ ra phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, trong đó có các cuộc khởi nghĩa Cần Vương và khởi nghĩa tự vệ (tự phát).
  • Nắm được các khái niệm lịch sử.
  • Nội dung, diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế.

2. Kỹ năng: Giáo dục cho HS lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.

3. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử; kĩ năng sử dụng kiến thức bổ trợ nắm được bài.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC.

  • Lược đồ phòng trào Cần vương.
  • Lược đồ các căn cứ khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy...

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ.

Câu hỏi:

  • Vì sao Pháp tiến hành đánh chiến Bắc Kì lần 2.
  • Trận Cầu Giấy lần 2 đã diễn ra như thế nào?

2. Bài mới: Bài 19 giới thiệu toàn bộ diễn biến cơ bản của phòng trào vũ trang kháng Pháp cuối thế kỉ XIX, trong đó có hai loại hình: Cần vương và tự phát.

Dù phong trào Cần vương hay phong trào tự vệ, tính chất là phong trào vũ trang yêu nước chống Pháp. Nó có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam.

3. Tiến trình tổ chức dạy - học.

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM

* Hoạt động 1: cả lớp và cá nhân

- GV yêu cầu học sinh theo dõi SGK để trả lời câu hỏi: Nguyên nhân và diễn biến cuộc phản công ở kinh thành Huế 1885?

- HS trả lời câu hỏi, GV chốt ý.

Trước khi giảng bài, GV dựa vào một số sự kiện ở bài trước, đặt các câu hỏi gợi ý HS trả lời về nội dung chính của hai Hiệp ước 1883 và 1884 (cơ bản đã khuất phục được triều đình Huế, áp đặt nền thống trị trên toàn bộ đất nước Việt Nam).

- GV sử dụng lược đồ kinh thành Huế giới thiệu ngắn gọn kế hoạch của Tôn Thất Thuyết và diễn biến cuộc phản công đêm mùng 4 rạng ngày 5/7/1885 (chia làm hai cánh quân vào đồn Mang Cá và toà Khâm sứ)

* Cuộc phản công bị thất bại vì những nguyên sau:

  • Chuẩn bị chưa chu đáo.
  • Quân Pháp đã có ý thức đề phòng, lực lượng của chúng còn mạnh.

Kết quả là: Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở. Tới Tân Sở, Tôn Thất Thuyết đã mượn danh Hàm Nghi ra chiếu Cần vương (13-7-1885)

GV đọc diễn cảm tờ chiếu, nêu nhận xét rồi kết luận: Chiếu Cần vương kêu gọi sĩ phu, văn thân (giải thích khái niệm) và toàn thể nhân dân đứng dậy, với mục tiêu: đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền tôi giỏi. Chiếu Cần vương đã có tác dụng thổi bùng ngọn lửa yêu nước đang âm ỉ cháy trong nhân dân ta, tạo thành phòng trào Cần vương (giúp vua giết giặc cứu nước) sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.

I. PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng phát phong trào Cần vương

- Sau Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục phát triển.

- Sự bất bình trong nhân dân, đặc biệt trong giới sỹ phu, văn thân yêu nước dâng cao.

- Phong trào chống xâm lược của nhân dân các địa phương là nguồn cổ vũ cho phái chủ chiến trong triều đình.

- Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, Tôn Thất Thuyết chỉ huy cuộc tấn công Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá nhưng thất bại.

- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị), rồi lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp, cứu nước.

- Chiếu Cần vương đã làm bùng phong trào đấu tranh của nhân dân ta, tạo thành phong trào sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm