Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Admin
Admin 16 Tháng mười một, 2017

Giáo án môn Lịch sử lớp 11

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức:

  • Trình bày được các giai đoạn phát triển của CNTB giữa 2 cuộc CTTG (1918 – 1939).
  • Hiểu được sự thiết lập một trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Vécxai-Oasinhtơn chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc.
  • Nêu hậu quả về CT – XH của khủng hoảng KT (1929 – 1933) đối với các nước TB.
  • Phân tích được vai trò của Mặt trận nhân dân chống phát xít trước nguy cơ chiến tranh thế giới II.

2. Về kĩ năng:

Rèn luyện khả năng nhận thức, phân tích, rút ra kết luận các sự kiện lịch sử; bồi dưỡng khả năng liên hệ thực tế.

3. Về tư tưởng:

  • Nhìn nhận khách quan về quá trình phát triển và bản chất của CNTB.
  • Ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và giải phóng của nhân dân thế giới.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

1. Giáo viên:

  • Lược đồ sự biến đổi bản đồ chính trị châu Âu 1914 – 1923.
  • Một số tranh ảnh có liên quan, tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: SGK, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

(?) Nêu những nội dung cơ bản của chính sách Kinh tế mới và tác động của chính sách Kinh tế mới đối với nền kinh tế nước Nga?

3. Vào bài mới:

CTTG kết thúc, hệ thống TBCN trải qua nhiều biến động. Một trật tự thế giới được thiết lập nhưng những mâu thuẫn vốn có không được giải quyết mà còn gia tăng. Một cao trào CM mới bùng lên dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười, phong trào cộng sản thế giới phát triển mạnh… Đó là những nội dung cơ bản chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

4. Dạy bài mới:

Hoạt động của GV – HS

KTCB

Hoạt động 1: Tập thể - cá nhân

(?) Tình hình các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

- HS dựa vào SGK trả lời.

- GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK.

(?) ND của hệ thống Vécxai – Oasinhtơn?

- HS: Dựa vào SGK trả lời.

- GV: Khai thác lược đồ hình 29: Quốc gia nào đã biến mất? Quốc gia nào mới xuất hiện? Những QG nào có sự thay đổi về lãnh thổ? Kết cục của việc vẽ lại bản đồ Châu Âu là gì?

- HS quan sát và trả lời câu hỏi. GV chốt ý: + Như vậy, TTTG mới đã được thiết lập. Đường biên giới của các quốc gia bị cắt xén tùy tiện để thỏa mãn tham vọng của các nước đế quốc thắng trận, bất chấp quyền lợi các dân tộc.

+ Nước Đức mất 1/8 lãnh thổ, 1/12 dân số, phải bồi thường chiến phí nặng nề => Hình thành “CN phục thù” ở Đức sau CTTGI.

+ Sự phân chia này làm nảy sinh sự bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. Đây là “trật tự thiết lập trên miệng núi lửa” (Lênin). Hòa bình của các nước tư bản chỉ là tạm thời, mỏng manh.

(?) Để duy trì hệ thống Vécxai – Oasinhtơn các nước tư bản đã làm gì?

- HS trả lời, GV chốt ý.

(?) Nguyên nhân bùng nổ cao trào cách mạng 1918 – 1923?

- HS dựa vào SGK trả lời. GV củng cố, giải thích: Sau CTTG I, các nước châu Âu kể cả nước thắng trận đều suy sụp về kinh tế. Pháp tuy thắng trận nhưng bị tổn thất nặng nề: 1,4 triệu người chết, 10 tỉnh công nghiệp phát triển lại bị tàn phá, tổng số thiệt hại về vật chất lên tới 20 tỷ frăng… Đức bại trận với 1,7 triệu người chết, mất toàn bộ thuộc địa, phải cắt 1/8 lãnh thổ của mình cho các nước thắng trận... đời sống CN và NDLĐ => thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 soi đường và cổ vũ, họ đã vùng dậy đấu tranh.

(?) Quốc tế Cộng sản ra đời trong bối cảnh nào? Và hoạt động của nó?

- HS dựa vào SGK trả lời.

(?) Khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ khi nào? ở đâu? Nguyên nhân của khủng hoảng?

- HS trả lời. GV bổ sung: đây là cuộc khủng hoảng thừa, cung vượt quá cầu; sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản.

(?) Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế?

- HS trả lời, GV chốt ý: Cuộc khủng hoảng đã tàn phá nền KT ở các nước TBCN. Ở Mĩ: 13 vạn công ty bị phá sản, 10.000 ngân hàng phải đóng cửa, sản lượng thép sụt 76%, ô tô 80%, thu nhập nông nghiệp năm 1932 bằng 1/2 năm 1929. Để giữ giá hàng hóa bọn chủ tư bản đã phá hủy các PTSX và hàng hóa tiêu dùng ở Mĩ. Năm 1931, người ta đã phá hủy những lò cao có thể sản xuất ra 1 triệu tấn thép trong 1 năm, đánh đắm 124 tàu biển (trọng tải khoảng 1 triệu tấn); ở Braxin 1933 có 22 triệu bao cà phê bị liệng xuống biển…

=> Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến phức tạp và dần dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

(?) Quốc tế Cộng sản đã làm gì trước sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít?

- Đại diện HS trả lời, nhóm khác bổ sung sau đó GV cung cấp thêm và chốt ý.

1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn

- Hội nghị Vecxai: 1919 – 1920.

- Hội nghị Oasinhtơn: 1921 – 1922.

=> Một trật tự thế giới mới được thiết lập: Trật tự Vécxai - Oasinhtơn.

- Để duy trì trật tự thế giới mới Hội Quốc liên ra đời (44 quốc gia thành viên).

2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản.

* Cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản:

- Nguyên nhân:

+ Hậu quả của CTTG I.

+ Sự thắng lợi của CM tháng Mười Nga.

- Đỉnh cao là sự thành lập Nhà nước cộng hòa Xô Viết ở Hunggari (3/1919) và ở Bavie (Đức, 4/1919).

- Kết quả: + GCCN lớn mạnh.

+ Một loạt các ĐCS ra đời.

* Quốc tế cộng sản:

- Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập ở Mátxcơva.

- Người sáng lập: Lênin.

- Thời gian hoạt động: 1919 – 1943.

- Hình thức: các Đại hội (7 đại hội).

- Vai trò: lãnh đạo và đưa ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kỳ.

3. Cuộc khủng kinh tế 1929 - 1933 và hậu quả của nó

- Nguyên nhân: hàng hóa dư thừa, cung vượt quá cầu...

- Thời gian: 10/1929.

- Địa điểm: bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan nhanh ra thế giới tư bản.

- Hậu quả: đe dọa nền sự tồn tại của CNTB.

- Biện pháp khắc phục: một số nước cải cách, một số nước phát xít hóa chính quyền.

=> Hình thành hai khối đế quốc: Đức, Italia, Nhật Bản (khối phát xít), Anh, Pháp, Mĩ (khối dân chủ).

4. Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

- Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Mặt trận Nhân dân chống phát xít được thành lập ở nhiều nước.

- Mặt trận Nhân dân đã giành thắng lợi ở Pháp (5/1936), ở Tây Ban Nha (2/1936).

5. Củng cố, dặn dò:

  • Sự xác lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh trong những năm 1918 – 1939? Sự ra đời chủ nghĩa phát xít và sự xuất hiện nguy cơ chiến tranh mới?
  • Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản và vai trò của nó với PTCM thế giới (1919 - 1939)?
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1939 và những hậu quả của nó?
  • Học bài cũ và đọc trước bài mới.

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm