Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Admin
Admin 16 Tháng mười một, 2017

Giáo án môn Lịch sử lớp 11

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức:

  • Nêu được những nét chính về các giai đoạn phát triển của Đức giữa 2 cuộc CTTG.
  • Hiểu được bản chất của chủ nghĩa phát xít - thủ phạm gây ra cuộc CTTG II.

2. Về kĩ năng: Bồi dưỡng khả năng khai thác tư liệu, so sánh các sự kiện lịch sử khác nhau để tìm ra bản chất của chúng.

3. Thái độ:

  • Hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của CNPX nói chung và CNPX Đức nói riêng.
  • Nâng cao tinh thần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, cảnh giác ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa phát xít mới.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

1. Giáo viên

  • Bản đồ chính trị châu Âu năm 1914 và năm 1923.
  • Tranh ảnh, bảng biểu có liên quan tới bài, và các tài liệu tham khảo khác.

2. Học sinh: SGK, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

(?) Nêu các giai đoạn phát triển chính của CNTB giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới?

(?) Nêu nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?

3. Vào bài mới:

Qua bài 11 chúng ta thấy: Sau CTTG I, hệ thống TBCN có những biến động to lớn, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Hậu qủa của nó đưa đến sự ra đời của CNPX ở một số nước, trong đó có nước Đức. Để hiểu rõ bước thăng trầm của nước Đức, sự ra đời của CNPX Đức và lò lửa CTTG được nóng lên như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu bài 12.

4. Dạy bài mới:

Hoạt động của GV – HS

KTCB

Hoạt động 1: Tập thể - cá nhân

(?) Nguyên nhân của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản ở Đức (11/1918)?

- HS dựa vào SGK trả lời.

- GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK

(?) Vì sao sau Hòa ước Vécxai phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao?

- HS: Bao nỗi khổ đè lên vai quần chúng lao động, Đảng Cộng sản đã lãnh đạo phong trào.

- GV: Khai thác kênh hình 32, chốt ý: Cuộc khủng hoảng về tài chính ở Đức làm cho đồng Mác mất giá. Giá trị của nó như những tờ giấy để trẻ em làm diều chơi.

(?) Tình hình nước Đức trong những năm 1924 - 1929 như thế nào?

- HS dựa vào SGK trả lời.

- GV mở rộng: GCTS Đức đã sử dụng những khoản tiền vay của Mĩ thông qua kế hoạch Đaóet (1924) và Yơng (1929) để ổn định tài chính. Thông qua hai kế hoạch này, các nước Mĩ, Anh, Pháp… đã giảm bớt khoản bồi thường chiến phí, tạo cho Đức cơ hội có vốn để phục hồi kinh tế.

- GV cho HS thảo luận:

+ Khủng hoảng kinh tế thế giới đã có tác động như thế nào đến nền kinh tế Đức?

+ Vì sao CNPX lại thắng thế ở Đức?

- HS đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung.

- GV giải thích thuật ngữ “phát xít” xuất phát từ chữ “Fascio”: nhóm vũ trang chiến đấu.

- GV giới thiệu qua về Hitle. Việc Hitle đứng đầu nhà nước đã mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.

(?) Vì sao Đảng Quốc Xã lên cầm quyền ở Đức?

- HS: + GCTS cầm quyền không đủ sức duy trì chế độ cộng hòa.

+ Hoạt động tuyên truyền tư tưởng phản động của Đảng Quốc Xã.

+ Đảng XHDC từ chối chống CNPX.

+ Truyền thống quân phiệt của nước Đức.

+ Gánh nặng của Hòa ước Vecxai đối với Đức

(?) Chính sách đối nội, đối ngoại của nước Đức trong những năm 1933 - 1939?

- HS dựa vào SGK trả lời.

(?) Chính sách đối nội, đối ngoại đó có ảnh hưởng gì đến hòa bình, an ninh của châu Âu và thế giới?

- HS trả lời theo suy nghĩ. GV chốt ý và khẳng định tính chất hiếu chiến của bọn quân phiệt Đức.

I. Nước Đức trong những năm 1918 - 1929

1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 – 1923

- Nguyên nhân: do mâu thuẫn xã hội gay gắt.

- Tháng 11/1918, Cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ.

- 1919 nền Cộng hòa Vaima thiết lập.

- 6/1919, Chính phủ Đức kí Hòa ước Vécxai.

- 1919 – 1923, PTCM dâng cao:

+ Đảng Cộng sản Đức thành lập (12/1918).

+ Nước CH Xô viết Bavie ra đời (4/1919).

+ Cuộc khởi nghĩa của công nhân Hămbuốc.

2. Những năm ổn định tạm thời (1924 - 1929)

- Về kinh tế: cuối 1923, Đức vượt qua khủng hoảng và vươn lên đứng đầu châu Âu.

- Về chính trị:

+ Đối nội: đàn áp phong trào công nhân; tuyên truyền tư tưởng phục thù cho nước Đức.

+ Đối ngoại: địa vị quốc tế của Đức được phục hồi.

II. Nước Đức trong những năm 1929 - 1939

1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền

- Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nền kinh tế Đức:

+ KT: suy giảm

+ Mâu thuẫn XH gay gắt.

+ Chính trị: khủng hoảng.

- GCTS cầm quyền không đủ sức duy trì chế độ cộng hòa

- 30/1/1933, Đảng Quốc xã lên cầm quyền, đứng đầu là Hítle.

- 30/1/1933, chính phủ phát xít thành lập, Hitle làm thủ tướng.

2. Nước Đức trong những năm 1933 - 1939

- Về chính trị:

+ Thiết lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố công khai.

+ Bỏ Hiến pháp, lật đổ nền Cộng hòa Vaima.

- Về kinh tế: quân sự hóa nền kinh tế.

- Về đối ngoại: + Tháng 10/1933, rút khỏi Hội Quốc liên.

+ Năm 1935, ban hành lệnh tổng động viên => Hòa bình, an ninh của châu Âu và thế giới bị đe dọa.

5. Củng cố, dặn dò:

  • Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới?
  • Chính phủ Hitle đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 - 1939?
  • Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm