Giáo án Hoạt động hướng nghiệp lớp 11 cả năm

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án hướng nghiệp lớp 11 trọn bộ

Giáo án Hoạt động hướng nghiệp lớp 11 cả năm là giáo án điện tử lớp 11 được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục, nội dung súc tích, ngắn gọn, giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho tương lai ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường THPT. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Chủ đề 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ ĐỊA CHẤT

I. Mục tiêu bài học:

- Nêu được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo nghề, triển vọng phát triển và nhu cầu lao động của một số nghề thuộc ngành Giao thông vận tải và Địa chất. Trình bày được cách tìm hiểu thông tin nghề.

- Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề hoặc chuyên môn thuộc hai ngành Giao thông vận tải và Địa chất trong giai đoạn hiện nay.

- Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề và chủ động tìm hiểu thông tin về nghề và cơ sở đào tạo nghề.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu kỹ nội dung chủ đề 1 trong SGV/tr.5 và một số tài liệu có liên quan đến nội dung chủ đề 1 (báo Lao động, báo Nhân dân…)

- Sưu tầm một số tranh ảnh về các công trình Giao thông vận tải và một số nghề của ngành Địa chất.

- Yêu cầu HS chuẩn bị một số nội dung của chủ đề 1 theo bản mô tả nghề.

2. Học sinh:

- Chuẩn bị một số nội dung theo yêu cầu của GV.

- Sưu tầm tranh ảnh thuộc các ngành Giao thông vận tải và Địa chất.

- Chuẩn bị một số bài hát hoặc bài thơ về các ngành này.

III. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức.

2. Bài mới:

Nội dung

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

- GV: Tổ chức lớp học theo nhóm.

- Cử LPHT làm NDCT.

- Hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sự điều hành của NDCT.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, vai trò và các nhóm nghề của ngành giao thông vận tải và Địa chất.

- GV: Gợi ý cho HS nên tìm hiểu song song 2 ngành này vì có những đặc điểm chung.

Nội dung

Ngành GTVT

Ngành Địa chất

Hoạt động học

1. Vị trí, vai trò.

- GTVT luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với mọi quốc gia vì: Nhu cầu đi lại của con người, nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền,…

- Là yếu tố không thể thiếu trong kế hoạch phát triển kinh tế và kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất CN, NN, DV…

- Góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- NDCT: Đặt câu hỏi cho các nhóm.

?1: Trình bày những hiểu biết của bạn về lịch sử phát triển của ngành GTVT và Địa chất?

?2: Nêu vị trí, vai trò của ngành Giao thông vận tải và Địa chất trong xã hội?

- HS: hoạt động nhóm, cử đại diện nhóm trình bày.

- NDCT: Mời nhóm trình bày, nhóm bổ sung. Xin ý kiến nhận xét của giáo viên.

2. Các nhóm nghề cơ bản.

* Ngành GTVT bao gồm rất nhiều ngành và chuyên môn, dựa vào đối tượng lao động, ta có 3 nhóm nghề chính sau:

- Nhóm nghề xây dựng công trình giao thông: XD công trình giao thông bộ; những công trình cảng; những công trình ngầm.

- Nhóm nghề vận tải: Vận tải bằng đường bộ; đường sắt; đường hàng không; đường ống…

- Nhóm nghề công nghiệp GTVT:

+ CN sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng.

+ CN đóng mới và sửa chữa các phương tiện vận tải…

+ CN đóng mới và sửa chữa các thiết bị hệ thống thông tin liên lạc…

* Ngành Địa chất bao gồm một số nhóm nghề cơ bản sau:

- Địa chất tìm kiếm, thăm dò khoáng sản rắn.

- Địa chất vật lí

- Địa chất dầu khí

- Địa chất môi trường

- Địa chất du lịch

- Địa chất đô thị

- Khai thác và chế biến nguyên liệu khoáng…

- NDCT: Đặt câu hỏi cho các nhóm:

?1: Hãy kể tên những một số nghề và nhóm nghề cơ bản của ngành Giao thông vận tải và Địa chất mà bạn biết?

- HS: hoạt động nhóm. Đại diện trình bày.

- NDCT: Mời từng nhóm trình bày, nhóm bổ sung. Xin ý kiến nhận xét của giáo viên.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm lao động và yêu cầu của ngành Giao thông vận tải và Địa chất.

3. Đặc điểm lao động và yêu cầu của ngành GTVT và Địa chất

a. Đối tượng lao động.

- Đối tượng lao động của ngành GTVT rất đa dạng và phong phú. Dựa vào những nhóm nghề mà có đối tượng lao động cụ thể.

* Gồm:

- Cấu trúc địa chất Việt Nam.

- Những tài nguyên khoáng sản cơ bản của Việt Nam.

- Các trường địa vật lý khu vực.

- Các trường địa từ, địa chấn kiến tạo.

- NDCT: Đặt câu hỏi cho các nhóm về đặc điểm và yêu cầu lao động của ngành GTVT và Địa chất.

?1: Đối tượng lao động của ngành GTVT và Địa chất?

?2: Nội dung lao động của ngành GTVT và Địa chất?

?3: Công cụ lao động của ngành GTVT và Địa chất?

?4: Những yêu cầu của nghề thuộc ngành GTVT, Địa chất đối với người lao động?

?5: Điều kiện lao động của ngành GTVT và Địa chất?

?6: Những chống chỉ định y học của nghề?

?7: Triển vọng phát triển của ngành GTVT và Địa chất?

?8: Điều kiện tuyển sinh và nơi đào tạo?

- HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.

- NDCT: Mời đại diện các nhóm trình bày, có bổ sung. Xin ý kiến tổng hợp của giáo viên.

b. Nội dung lao động.

- Tùy thuộc vào đối tượng lao động mà nội dung lao động của ngành GTVT cũng rất đa dạng và phong phú.

* Gồm:

- Điều tra cơ bản và nghiên cứu địa chất.

- Khảo sát, thăm dò và khai thác khoáng sản.

c. Công cụ lao động.

- Tùy theo từng nghề, từng chuyên môn trong ngành GTVT mà sẽ có những công cụ lao động khác nhau. (từ công cụ lao động thô sơ đến nửa cơ giới rồi những công cụ hiện đại)

- Từ các công cụ lao động thô sơ, phổ thông dùng cho công tác tìm kiếm, thăm dò, đến các thiết bị, máy móc hiện đại dùng cho công tác điều tra, phân tích, thăm dò, thi công…

d. Yêu cầu đối với người lao động.

- Có những kiến thức cơ bản về ngành nghề thuộc chuyên môn của mình.

- Làm thành thạo những công việc của chuyên môn mình đảm nhận.

- Đảm bảo tính khách quan, trung thực, linh hoạt, kiên trì, chính xác….

- Phải có sức khỏe tốt, sức chịu đựng dẻo dai. Không mắc các bệnh về mắt, tim mạch, thấp khớp, dị ứng thời tiết….

e. Điều kiện lao động.

- Phụ thuộc vào loại hình lao động và môi trường của loại hình đó. Nhưng thường là phải làm việc ngoài trời, thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc.

- Phần lớn là những công việc nặng nhọc, thường xuyên phải xa nhà, sống và làm việc ở những nơi cớ nhiều khó khăn, gian khổ, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.

g). Những chống chỉ định y học.

- Người lao động không được mắc các bệnh về tim mạch, mắt, cơ bắp, xương khớp, dị ứng thời tiết………….

h). Triển vọng phát triển.

- Do yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, nhu cầu đi lại của nhân dân, nhu cầu vận chuyển lưu thông hàng hóa, nhu cầu du lich trong và ngoài nước tăng, nên ngành GTVT sẽ phát triển mạnh.

- Ngành Địa chất Việt Nam đã thực hiện chính sách đổi mới, hợp tác quốc tế, liên doanh, đầu tư với nước ngoài. Ngành Địa chất Việt Nam đang tiếp cận dần đến hội nhập vào khu vực và thế giới để phát triển.

k. Điều kiện tuyển sinh và nơi đào tạo.

a. Hệ trung cấp chuyên nghiệp

b. Hệ Cao đẳng, Đại học.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!