Giáo án Hoạt động hướng nghiệp lớp 11 - Chủ đề 3
Giáo án hướng nghiệp lớp 11 chủ đề 3
Giáo án Hoạt động hướng nghiệp lớp 11 - Chủ đề 3 là giáo án điện tử lớp 11 được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục, nội dung súc tích, ngắn gọn, giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn, có định hướng nghề nghiệp rõ ràng cho tương lai ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường THPT. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.
Giáo án hoạt động hướng nghiệp lớp 11
Chủ đề 3: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH NĂNG LƯỢNG – BƯU CHÍNH – VIỄN THÔNG – CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
I. Mục tiêu bài học:
- Nêu được vị trí xã hội, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển, nhu cầu lao động của một số nghề thuộc ngành Năng lượng, Bưu chính – Viễn thông, Công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
- Tìm hiểu được thông tin về một số nhóm nghề hoặc chuyên môn thuộc các lĩnh vực này. Liên hệ với bản thân để chọn nghề.
- Hình thành hứng thú tìm hiểu nghề và cơ sở đào tạo.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu kỹ nội dung chủ đề 3 trong SGV/tr.40 và một số tài liệu có liên quan đến nội dung chủ đề 3 (báo CNTT, báo Lao động, báo Nhân dân…)
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các công trình thủy điện, dầu khí, than, CNTT, viễn thông…
- Yêu cầu HS chuẩn bị một số nội dung của chủ đề 3 theo bản mô tả nghề.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị một số nội dung theo yêu cầu của GV.
- Sưu tầm tranh ảnh thuộc các ngành Năng lượng, BC-VT, CNTT
- Chuẩn bị một số bài hát hoặc bài thơ về các ngành Năng lượng, BC-VT, CNTT
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức.
2. Nội dung chủ đề
Nội dung |
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|||
- Tổ chức lớp học theo nhóm. - Cử lớp trưởng làm NDCT. |
- Hoạt động nhóm dưới sự hướng dẫn của GV và sự điều hành của NDCT. |
||||
Trước khi vào tìm hiểu nội dung chủ đề 3. NDCT mời cả lớp cùng hát bài “Bài ca người thợ lò” để tạo không khí sôi nổi cho buổi học. | |||||
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành Năng lượng, Bưu chính – Viễn thông và Công nghệ thông tin. | |||||
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của ngành Năng lượng, BC-VT, CNTT. | |||||
* Sơ lược sự phát triển. - Ngành Năng lượng (cụ thể ngành Than, Điện lực) và ngành BC-VT phát triển mạnh kể từ sau năm 1954. - Ngành CNTT chúng ta mới tiếp cận trong những năm gần đây nhưng nhanh chóng trở thành ngành công nghiệp then chốt của đất nước. * Ý nghĩa kinh tế - xã hội. - Thành tựu: + Ngành Năng lượng: Sản lượng khai thác Than, dầu thô, điện… rất cao. + BC-VT: Mạng lưới VT Việt Nam đã được tự động hóa hoàn toàn, với hệ thống chuyển mạng và truyền dẫn kỹ thuật số + CNTT: Ứng dụng rộng rãi từ các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp … đến các gia đình. - Phương hướng phát triển giai đoạn 2006 – 2010: + Năng lượng: Sản lượng khai thác Điện, Than, Dầu thô… tăng khoảng 20% - 30%. + BC-VT: Tăng khoảng 50% - 60%. + CNTT: Tập trung phát triển công nghiệp sản xuất phần mền phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. |
- GV: Nhận xét câu trả lời của các nhóm và bổ sung thêm thông tin về 3 ngành này. - Ngành Năng lượng, BC-VT, CNTT là 3 ngành công nghiệp then chốt của đất nước, 3 ngành này đã mang lại những thành tựu kinh tế - xã hội rất lớn đối với đất nước. Về BCVT, đến năm 2005, tổng số thuê bao điện thoại ở nước ta trong vòng 10 năm tăng 34 lần, đứng thứ 2 thế giới về tốc độ phát triển. Ngành CNTT, tuy mới nhưng đang giữ vị trí then chốt. Từ phải nhập khẩu hoàn toàn, chúng ta đã tự sản xuất được và đã xuất khẩu ra thế giới. |
- NDCT: Đặt câu hỏi cho các nhóm thảo luận. ?1: Hãy trình bày những hiểu biết của bạn về sự phát triển của ngành Năng lượng, BC-VT, CNTT? ?2: Theo bạn, vì sao nói: Tiềm lực sản xuất kinh doanh và cả quân sự của một quốc gia ở một mức độ không nhỏ, nó được quyết định bởi sự phát triển mạng lưới CNTT? ?3: Hãy nêu những thành tựu của ngành Năng lượng, BC-VT, CNTT đạt được trong năm 2005? ?4: Phương hướng phát triển ngành Năng lượng, BC-VT, CNTT giai đoạn 2006 – 2010 của Đảng và Nhà nước ta? - HS thảo luận nhóm. Cử đại diện trình bày. - NDCT: Mời giáo viên nhận xét. |
|||
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu của nhóm nghề trong ngành Năng lượng, Bưu chính – Viễn thông và Công nghệ thông tin. | |||||
- NDCT: Dựa vào số nhóm có trong lớp mà giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu về một ngành theo bản mô tả nghề. Bản mô tả nghề 1. Đối tượng lao động. 2. Nội dung lao động. 3. Công cụ lao động. 4. Các yêu cầu đối với người lao động. 5. Điều kiện lao động. 6. Những chống chỉ định y học. 7. Cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh. 8. Triển vọng phát triển. - HS: Thảo luận nhóm. Cử đại diện trình bày lên bảng theo cấu trúc bản mô tả nghề. - NDCT: Mời đại diện các nhóm lên bảng trình bày. | |||||
1. Đối tượng lao động. |
- Là đất đá, sỏi, than các loại, dầu thô, nước tạp chất… |
- Bưu chính: Là tem thư, báo chí, bưu kiện, bưu phẩm, khai thác điện thoại… - Viễn thông: Là các nguôn thông tin dữ liệu. |
- Là các nguồn thông tin dữ liệu. |
||
2. Nội dung lao động. |
* Gồm các lĩnh vực: - Năng lượng than: Thăm dò, đánh giá chính xác trữ lượng than; Khai thác và sàng tuyển than; Vận chuyển nhập kho; Phân phối và kinh doanh than. - Năng lượng dầu khí: Tìm kiếm, thăm dò, Khai thác, xử lí dầu thô, lọc hóa dầu, … - Năng lượng Điện: Xây dựng, lắp đặt nhà máy; Khai thác và vận hành nhà máy; Phân phối điện; CN điện… |
- Nhận, chuyển, phát thư từ, báo chí, bưu kiện, chuyển tiền, điện tín, điện thoai… trong và ngoài nước. |
- Dịch vụ CNTT: Lắp ráp máy tính điện tử, tin học hóa, Internet hóa, thương mại điện tử… - Xây dựng công nghiệp phần mềm |
||
3. Công cụ lao động. |
- Từ công cụ lao động thô sơ (cuốc, xẻng, quanh gánh…), đến công cụ lao động cầm tay (búa, kìm,đồng hồ điện các loại, …), đến công cụ lao động bằng máy (máy đào, máy ủi, máy xúc, máy khoan…). |
- Chủ yếu là các phương tiện kĩ thuật điện tử: Máy vô tuyến điện, máy phát thanh, phát hình, thiết bị thông tin quang, thông tin vệ tinh… |
- Các thiết bị phần cứng và phần mềm. |
||
4. Các yêu cầu đối với người lao động. |
a. Nhóm nghề Người – Kĩ thuật: Thể lực tốt, tư duy nhanh nhạy, mắt tinh, tai thính, khứu giác tốt, nhanh nhẹn, cẩn thận… |
||||
b. Nhóm nghề Người- Dấu hiệu (dành cho nhóm nghề thuộc ngành CNTT): Trí tưởng tượng tốt, tư duy kĩ thuật phát triển, tò mò, sáng tạo, khéo léo, kiên trì, nhẫn nại….. | |||||
c. Nhóm nghề Người – Người: Nhạy cảm trong giao tiếp, nhẹ nhàng, lịch sự, tôn trọng khách hàng, biết tự kiềm chế…. | |||||
5. Điều kiện lao động. |
- Rất vất vả, thường phải làm việc ngoài trời, phải làm việc trong môi trường thiếu dưỡng khí, tiếp xúc với nhiều khí mêtan, xăng, dầu… |
- Làm việc với máy móc, các nguồn thông tin dữ liệu nên đòi hỏi phải có trí nhớ tốt, thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì… |
|||
6. Chống chỉ định y học. |
- Người nhỏ bé, sức yếu, không chịu được sóng gió, hay chóng mặt buồn nôn, dị ứng xăng dầu - Mắt kém, thiểu năng tuần hoàn não, bệnh tim, gan, phổi… - Có tính cẩu thả, luộm thuộm… |
- Trình độ học lực kém, đặc biệt môn Toán. - Trí nhớ, tư duy kém phát triển - Chậm trễ, rụt rè, bảo thủ, ỷ lại…. - Không chịu ngồi yên một chỗ. |
|||
7. Cơ sở đào tạo và điều kiện tuyển sinh. |
a. Cơ sở đào tạo: - ĐH Điện lực, ĐH Công nghiệp Hà Nội, DDH Mỏ địa chất… |
- Học viện Công nghệ BCVT Hà Nội và TP.HCM. - Công nhân bưu điện 1, 2, 3 |
- ĐH Bách khoa, ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm I, Học viện BCVT, Học viện KTQS… |
||
b. Điều kiện tuyển sinh. - Thông tin chi tiết tại cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh hệ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.” | |||||
8. Triển vọng phát triển. |
- Các nghề trong ngành Năng lượng, BCVT, CNTT đang trong giai đoạn hiện đại hóa. Ngành CNTT trở thành điều kiện hàng đầu để các ngành Năng lượng, BCVT và một số ngành khác đi vào hiện đại và chuẩn bị chuyển sang nền kinh tế tri thức. |
||||
- NDCT: Mời một số tiết mục văn nghệ của các nhóm. |
3. Tổng kết, đánh giá.
- Giáo viên tóm lược nội dung trọng tâm của chủ đề.
- Nhận xét thái độ, tinh thần học tập của học sinh.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu trước nội dung về lĩnh vực An ninh, quốc phòng theo bản mô tả nghề.
4. Nhận xét, tự rút kinh nghiệm.