Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 7: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 7: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án môn GDCD lớp 8 theo CV 5512
I. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức:
- Hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
- Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
- Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng học hỏi các dt khác
2. Về kỹ năng: Biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dt khác
3. Về thái độ: Tôn trọng và khiêm tốn học hỏi các dt khác
4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ
II. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,
2. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.
Tên hoạt động |
Phương pháp thực hiện |
Kĩ thuật dạy học |
A. Hoạt động khởi động |
- Dạy học nêu vấn đề |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi |
B. Hoạt động hình thành kiến thức |
- Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác |
C. Hoạt động luyện tập |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Dạy học theo nhóm |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác - Kĩ thuật động não |
D. Hoạt động vận dụng |
- Dạy học theo nhóm - Đóng vai |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi …. |
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng |
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Dự án |
- Kĩ thuật đặt câu hỏi …… |
2. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Phương thức thực hiện: Hoạt động chung
Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng
Phương án kiểm tra đánh giá:
Học sinh tự đánh giá
Hs đánh giá lẫn nhau
GV đánh giá
5.Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV nêu một vài công trình xây dựng khoa học vĩ đại của một số dân tộc trên thế giới: Tháp Ép- Phen của Pháp, Trung Quốc vừa phóng thành công tàu vũ trụ có người lái mang tên “Thần châu 6 vào quỹ đạo của trái đất.”
? Em có nhận xét gì về những công trình trên?
? Trách nhiệm của chúng ta nói riêng, và đất nước ta nói chung là như thế nào đối với những thành tựu đó?
* Học sinh thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả: HS trình bày miệng
* Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đặt vấn đề 1. Mục tiêu: Hs biết phân biệt nhận xét những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác, học tập và làm theo tấm gương tốt 2. Phương thức thực hiện: Cá nhân nghiên cứu Sgk, thảo luận nhóm 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra đánh giá - Học sinh tự đánh giá - HS đánh giá lẫn nhau - GV đánh giá 5. Tiến trình hoạt động GV: Chuyển giao nhiệm vụ ? Đọc 3 nội dung của phần đặt vấn đề? ? Vì sao Bác Hồ của chúng ta được coi là danh nhân văn hóa thế giới? ? Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hóa t/giới? Em hãy nêu thêm 1 vài ví dụ khác? ? Lý do nào khiến nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ? *Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận các vấn đề - Học sinh: Làm việc - Giáo viên: quan sát - Dự kiến sản phẩm: C1: - Bác Hồ suốt 30 năm bôn ba học hỏi kinh nghiệm đấu tranh tìm đường cứu nước. - Bác là hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của toàn dân tộc. - Bác đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và hòa bình, tiến bộ thế giới. Câu 2: - Việt Nam đã có những đóng góp: Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế, văn hoá ẩm thực ba miền, áo dài Việt Nam … C3: - Trung Quốc đã mở rộng quan hệ - Học tập kinh nghiệm các nước khác - Phát triển các ngành công nghiệp mới - Hợp tác TQ- VN phát triển tốt *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức ? Nước ta có tiếp thu và sử dụng những thành tựu mọi mặt của thế giới không? Nêu ví dụ? - Việt Nam đi tắt đón đầu tích cực tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới. VD: Máy vi tính, điện tử viễn thông, ti vi màu, điện thoại di động........ ? Qua phần đặt vấn đề trên chúng ta rút ra được bài học gì? * Bài học: - Phải biết tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Học tập những giá trị văn hoá của các dân tộc khác trên thế giới để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc GV chốt lại: Giữa các dân tộc có sự học tập kinh nghiệm lẫn nhau và sự đóng góp của mỗi dân tộc sẽ làm phong phú nền văn hoá nhân loại. HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học 1. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, ý nghĩa, cách rèn luyện… 2. Phương thức thực hiện: - Trải nghiệm - Hoạt động cặp đôi - Hoạt động chung cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức lớp thành 4 nhóm để thảo luận theo các câu hỏi sau: ? Chúng ta có cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác không? Vì sao? ? Chúng ta nên học tập và tiếp thu những gì ở các dân tộc khác? Nêu ví du? ? Nên học tập các dân tộc khác như thế nào? Lấy ví về một số trường hợp nên hoặc không nên trọng việc học tập các dân tộc khác. ? Học sinh cần làm gì để thể hiện tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? - Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Thảo luận - Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ - Dự kiến sản phẩm Câu 1: - Chúng ta cần tôn trọng chủ quyền, lợi ích, nền văn hóa các dân tộc. - Có quan hệ hữu nghị không phân biệt - Cần khiêm tốn học hỏi bổ sung kinh nghiệm - Thể hiện lòng tự hào dân tộc * Vì: - Mỗi dân tộc có những giá trị văn hoá riêng mà chúng ta không có. - Giá trị văn hoá, tinh thần, của dân tộc khác giúp ta phát triển kinh tế, văn hóa, KHKT..... - Đất nước ta còn nghèo trải qua chiến tranh nên cần .... Câu 2: Chúng ta nên học tập: + Thành tựu KHKT + Trình độ quản lý + Văn học nghệ thuật VD: Máy móc hiện đại, vũ khí tối tân, viễn thông, vi tính, đường xá, cầu cống, kiến trúc, âm nhạc......... Câu 3: - Tôn trọng và học hỏi, giao lưu và hợp tác - Học các nước phát triển, đang pt - Tiếp thu có chọn lọc, tránh bắt chước rập khuôn - Phải tự chủ, độc lập có lòng tin * Cái nên học: * Cái không nên học: - Văn hoá đồi truỵ độc hại, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo mốt…… Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng GV chốt lại: Cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác một cách chọn lọc vì điều đó giúp cho dân tộc ta phát triển và giữ được bản sắc dân tộc. GV: Khái quát lại kiến thức vừa tìm hiểu: ? Em hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? ? Ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? ? Chúng ta cần làm gì để học hỏi các dân tộc khác? 3. HĐ luyện tập 1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học. - Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo. 2. Phương thức thực hiện: Cá nhân, nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: vở HS 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS đánh giá, gv đánh giá 5. Tiến trình hoạt động *Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ GV gọi HS đọc yêu cầu từng bài tập. Cho HS làm bài, sau đó nhận xét. Có thể cho điểm với một số bài làm tốt. Học sinh tự trình bày những suy nghĩ của mình và sau đó lên bảng làm. - Học sinh tiếp nhận * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Thảo luận - Giáo viên: Quan sát - Dự kiến sản phẩm: vở HT của HS * Dự kiến sản phẩm Bài 1: - Kinh tế: + Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư sản trên lĩnh vực kinh tế. + Sau 20 năm cải cách, mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm 9,6%. - Văn hóa: + Chữ viết: chữ Hán của người Trung Quốc, chữ Phạn của người Ấn Độ; + TQ có công trình tiêu biểu: Vạn Lý Trường Thành; + Ai Cập có Kim Tự Tháp; + Campuchia có Ăng Co Vát, Ăng Co Thom... + Nghệ thuật truyền thống: múa cổ truyền (Campuchia, Lào - Phong tục tập quán: + Ăn trầu: Biểu hiện đặc sắc của văn hóa các nước Đông Nam Á. + Váy: Đồ mặc đặc trưng của phụ nữ Đông Nam Á (gọi là Sarông) ở Cam pu chia đàn ông cũng mặc. - Loại y phục đặc biệt của phụ nữ của Đông Nam Á trước đây là yếm. - Người Chăm, người Kara (Myanmar), Thái Lan, người Khmer (Campu chia) có tục mặc áo chui đầu. - Người Dayek (Inđônêxia); người Naga (Timo), các dân tộc thuộc đảo Luson (Philippin) đều đội mũ lông chim. - Cơm: Cơm lam (nấu trong ống nứa, ống tre) của người Lào và một số dân tộc Việt Nam; cơm rau sống của người Melayer ở Malayxia, Inđônêxia.. - Hôn nhân: Các dân tộc ở bán đảo Trung Ấn có tục cướp dâu. Ngày nay vẫn còn phổ biến ở Philippin, Inđônêxia. - Tang lễ: ở các nước Đông Nam Á có hai cách xử lý chủ yếu: Chôn dưới đất hoặc hỏa thiêu. Tập tục phổ biến là chôn theo người chết những thứ cần thiết cho cuộc sống và những thứ mà khi còn sống họ ưa thích. Khóc là biểu hiện thương nhớ người quá cố ở người Việt và người Philippin, nhưng lại cấm khóc của người theo đạo Hồi ở Malaysia, Inđônêxia; người Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar... có tục hỏa táng. Bài 2: - Chúng ta nên học tập các dân tộc khác: + Những thành tựu về khoa học - kĩ thuật trên tất cả các lĩnh vực. + Học tập trình độ quản lý. + Văn hóa, giáo dục, nghệ thuật. - Ví dụ: + Sản xuất máy móc hiện đại. + Máy vi tính. + Điện tử viễn thông. + Ti vi màu... + Lĩnh vực giao thông: đường, cầu cống, hầm... + Xây dựng, kiến trúc: quy hoạch đô thị, kiến trúc hiện đại. + Cải cách quản lý, hành chính trong các cq nhà nước. + Kỉ luật lao động trong các nhà máy, xí nghiệp. + Giáo dục: cải cách chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học... Bài 4: Em đồng ý với ý kiến của bạn Hòa Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn lạc hậu hơn những nước phát triển nhưng họ cũng có những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống mà chúng ta cần học tập, ví như Việt Nam của chúng ta là nước đang phát triển nhưng chúng ta cũng có những di sản văn hóa đóng góp cho nền văn hóa nhân loại, chúng ta có truyền thống yêu nước, có kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, nhân dân Việt Nam cần cù chịu thương chịu khó, người Việt Nam nhân hậu mến khách, ta có phong tục tập quán làm nên bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, những cái chúng ta có được đáng để các nước học tập, nhất là trong điều kiện giao lưu hội nhập hiện nay. - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá - GV: Tổ chức đàm thoại với HS các bài tập sgk ->Giáo viên chốt kiến thức |
I. Truyện đọc . II. Nội dung bài học 1. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
- Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích - Luôn tìm hiểu và tiếp thu 2. Ý nghĩa - Tạo điều kiện cho đất nước ta phát triển nhanh - Góp phần xây dựng nền văn hóa nhân loại tiến bộ văn minh 3. Chúng ta cần làm. - Tích cực tìm hiểu, học tập dân tộc khác - Tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh III. Bài tập:
|
Giáo án môn GDCD lớp 8
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
- Nêu được những biểu hiện của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
- Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
2. Kĩ năng: Biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác.
3. Thái độ: Có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng, khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác.
II. Chuẩn bị:
1. GV: SGV, SGK, phiếu học tập, phòng học chung.
2. HS: Soạn bài.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
CH: Thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh? Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh là gì?
Đáp án:
- Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng…
- Đặc điểm: Thông cảm, chia sẻ, tôn trọng, tin cậy, chân thành,quan tâm giúp đỡ nhau, trung thực, nhân ái, vị tha.
- Tình bạn có thể có giữa những người cùng giới hoặc khác giới.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề. - Gọi HS đọc phần đặt vấn đề. * Hoạt động nhóm.(nhóm nhỏ) - GV nêu vấn đề: +Vì sao Bác Hồ được được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới? + Việt Nam đã có đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hóa thế giới? Ví dụ? + Lý do nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ? - Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trả lời. - HS nhận xét-> GV nhận xét. - GV trình chiếu PowerPoint hình ảnh minh họa cho 3 mục phần tìm hiểu bài. - Bác đã 30 năm bôn ba học hỏi, tìm đường cứu nước, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ. - Cố đô Huế, phố cổ Hội An…… - Thành tựu Trung Quốc đạt được nhờ: Mở rộng quan hệ, học tập kinh nghiệm các nước khác, phát triển các ngành công nghiệp mới… - GV: Bài học của trung Quốc không những giúp Trung Quốc thành công trong công cuộc đổi mới kinh tế mà còn là bài học cho các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc và Việt Nam có những nét chung về văn hóa, có mối quan hệ từ lâu đời nên việc học hỏi kinh nghiệm có nhiều thuận lợi. + CH: Chúng ta rút ra được bài học gì qua những thông tin trong phần đặt vấn đề? + CH: Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì ở các dân tộc khác? Nêu ví dụ? -> Học hỏi: thành tựu khoa học kĩ thuật; Trình độ quản lí; Văn học nghệ thuật. -> Ví dụ: Máy vi tính, điện tử viễn thông, ti vi, tủ lạnh, kiến trúc… * Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học. + CH: Thế nào là tôn trọng học hỏi các dân tộc khác? + CH: Ý nghĩa của việc học hỏi các dân tộc khác là gì? + CH: Chúng ta cần phải làm gì để tôn trọng học hỏi các dân tộc khác? + CH: Lấy ví dụ về một số trường hợp nên hoặc không nên trong việc học hỏi các dân tộc khác? * Hoạt động 3: HDHS luyện tập. + CH: Hãy nêu một số thành tựu về kinh tế, văn hóa..., các công trình tiêu biểu, phong tục tập quán tốt đẹp của một số nước mà em biết? - GV trình chiếu PowerPoint một số hình ảnh về kinh tế, văn hóa, công trình tiêu biểu trên thế giới. + CH: Trả lời câu hỏi của tình huống trong bài tập 4? + CH: Em đồng ý hoặc không đồng ý với những việc làm nào? Vì sao? - GV trình chiếu PowerPoint. |
I. Đặt vấn đề. - Phải biết tôn trọng các dân tộc khác, học hỏi những giá trị văn hóa của dân tộc khác và thế giới để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. II. Nội dung bài học. 1. Khái niệm. - Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc. 2. Ý nghĩa. - Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc. 3. Chúng ta làm gì để tôn trọng học hỏi các dân tộc khác. - Tích cực học tập tìm hiểu đời sống và các nền văn hóa thế giới. - Tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh truyền thống con người Việt Nam. III Luyện tập. 1. Bài tập 1. 2. Bài tập 4. - Đồng ý với ý kiến của bạn Hòa vì: Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn, lạc hậu nhưng đã có những giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống cần học tập. 2. Bài tập 5. - Đồng ý với đáp án: b, d, - Không đồng ý : a, c, đ, e, g, h. |
4. Củng cố
CH: Thế nào là tôn trọng học hỏi các dân tộc khác? Ý nghĩa của việc học hỏi các dân tộc khác là gì?
5. Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập 1, 2.
- Soạn bài: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra một tiết.
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 7: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.