Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 20 Tháng một, 2021

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án môn GDCD lớp 8 theo CV 5512

I. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức:

  • Hiểu thế nào là tình bạn
  • Nêu được những biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh
  • Nêu được ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh

2. Về kĩ năng: Biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường và ở cộng đồng

3. Về thái độ:

  • Tôn trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
  • Quý trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh

4. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực ngôn ngữ

II. Chuẩn bị.

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,

2. Chuẩn bị của học sinh: Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động

- Dạy học nêu vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

B. Hoạt động hình thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

C. Hoạt động luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

- Kĩ thuật động não

D. Hoạt động vận dụng

- Dạy học theo nhóm

- Đóng vai

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

….

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Dự án

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

2. Tổ chức các hoạt động:

A. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Phương thức thực hiện: Hoạt động chung

Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

Phương án kiểm tra đánh giá:

Học sinh tự đánh giá

Hs đánh giá lẫn nhau

GV đánh giá

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

* HĐ khởi động: GV đọc cho học sinh nghe những câu ca dao nói về tình bạn.

- Ra đi vừa gặp bạn hiền

Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời

- Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn thuận lợi ân cần có nhau

Bạn bè là nghĩa trước sau

Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai.

? Em hiểu gì về ý nghĩa của hai câu ca dao trên?

* Học sinh thực hiện nhiệm vụ

* Báo cáo kết quả

* Đánh giá kết quả

GV: Để hiểu rõ hơn về tình cảm mà các câu ca dao đã đề cập đến, chúng ta học bài hôm nay

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

HĐ 1: Tìm hiểu mục Đặt vấn đề

1. Mục tiêu: HS hiểu được tình bạn vĩ đại giữa Mác và Ăng-ghen, vai trò của tình bạn.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân nghiên cứu Sgk, hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra đánh giá

- Học sinh tự đánh giá

- HS đánh giá lẫn nhau

- GV đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* GV: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Trong cuộc sống, ai cũng có tình bạn. Tuy nhiên tình bạn của mỗi người một vẻ, rất phong phú, đa dạng. Chúng ta cùng tìm hiểu tình bạn vĩ đại của Mác và Ăng ghen

? Gọi HS đọc truyện SGK

? Nêu những việc làm của Ăngghen đối với Mác?

? Nêu những nhận xét về tình bạn vĩ đại của Mác – Ăngghen?

? Tình bạn của Mác và Ănghen dựa trên cơ sở nào?

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: làm nhiệm vụ

- Giáo viên quan sát

- Dự kiến sản phẩm

+ Là đồng chí trung kiên luôn sát cánh bên Mác.

+ Là người bạn thân thiết của gia đình Mác.

+ Ông luôn giúp đỡ Mác trong những lúc khó khăn

+ Ông làm kinh doanh lấy tiền giúp Mác.

- T.bạn của Mác- Ănghen thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ

- Thông cảm sâu sắc

- Đó là tình bạn cảm động vĩ đại nhất.

- Tình bạn của Mác và Ăngghen dựa trên cơ sở:

+ Đồng cảm sâu sắc.

+ Có chung xu hướng hoạt động

+ Có chung lý tưởng

*Báo cáo kết quả

GV bổ sung: Chính nhờ sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của Ăngghen mà Mác đã yên tâm hoàn thành bộ “Tư bản” nổi tiếng.

Lê- nin nhận xét: “Những quan hệ cá nhân giữa người đó vượt qua xa mọi truyện cổ tích cảm động nhất nói về tình bạn của người xưa.

Tình bạn cao cả giữa Mác- Ăng ghen còn dựa trên nền tảng là sự gặp gỡ trong tình cảm lớn đó là: yêu tổ quốc, yêu nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh. Nó là sự gắn bó chặt chẽ về lợi ích chính trị cùng một thế giới quan và một ý thức đạo đức.

HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài học

1.Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là tình bạn, ý nghĩa của tình bạn và đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi

- Hoạt động chung cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động

- TB miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức cho học sinh thảo luận

Câu 1: Em cho biết ý kiến về đặc điểm của tình bạn trong sáng và lành mạnh. Giải thích vì sao?

Câu 2. Em cho biết ý kiến và giải thích vì sao có người cho rằng:

- Không có tình bạn trong sáng và lành mạnh giữa hai người khác giới

- Tình bạn trong sáng, lành mạnh chỉ cần đến từ 1 phía.

* Có tình bạn của hai người khác giới vì tình bạn của họ được xây dựng dựa trên cơ sở đạo đức của tình bạn trong sáng và lành mạnh.

Câu 3.

Cảm xúc của em khi:

- Cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn

- Cùng bạn bè học tập, vui chơi, giải trí.

- Khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế không đủ điều kiện đi học nhưng em được bạn bè giúp đỡ.

- Do đua đòi với bạn bè xấu em đã vi phạm pháp luật. Nhưng em đã được bạn bè giúp đỡ nhận ra sai lầm và sống tốt hơn.

- Học sinh tiếp nhận…

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát, giúp đỡ

- Dự kiến sản phẩm

*Báo cáo kết quả: TB miệng

*Đánh giá kết quả

- HS nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, bs, chốt kt

GV: Những cảm xúc, suy nghĩ của các em chính là ý nghĩa của tình bạn đối với mỗi người chúng ta.

C. HĐ luyện tập

1. Mục tiêu: - Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về kiến thức bài học.

- Hình thành năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: vở HS

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

HS đánh giá, gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2?

- Học sinh tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Thảo luận

- Giáo viên: Quan sát

- Dự kiến sản phẩm: vở HT của HS

I. Đặt vấn đề.

II. Nội dung bài học.

1- Tình bạn

- Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, hợp nhau về sở thích, cá tính, mục đích, lý tưởng.

2- Đặc điểm của tình bạn.

- Thông cảm và chia sẻ

- Tôn trọng, tin cậy và chân thành

- Quan tâm, giúp đỡ nhau

- Trung thực, nhân ái, vị tha

3- Ý nghĩa của tình bạn trong sáng và lành mạnh.

- Giúp con người thấy ấm áp, tự tin, yêu c/s hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn .

III. Bài tập.

BT1:

- Em không tán thành với ý kiến (a), (b), (d), (e).

Bởi vì đó là những tình bạn không trong sáng, lành mạnh.

- Em tán thành với ý kiến (c), (đ) và (f).

Vì đó là đặc điểm tình bạn trong sáng, lành mạnh, nhờ có tình bạn trong sáng, lành mạnh mà con người sống tốt hơn, yêu đời hơn. Không thể có tình bạn một phía để xây dựng một tình bạn trong sáng, lành mạnh phải có thiện chí và cố gắng từ cả hai phía.

BT2:

- Cường học giỏi nhưng ít quan tâm đến bạn bè.

- Hiền, Hà thân nhau và bênh vực, bảo vệ nhau mỗi khi mắc sai lầm.

- SN Tùng, em ko mời Sơn vì hoàn cảnh gđ Sơn khó khăn.

Giáo án môn GDCD lớp 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là tình bạn. Nêu được những biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh.

Hiểu được ý nghĩa của tình bạn trong sáng, lành mạnh.

2. Kĩ năng: Biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường và ở cộng đồng.

3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng và có mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

Quý trọng những người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

II. Chuẩn bị:

1. GV: SGV, SGK, phiếu học tập, phòng học chung.

2. HS: Soạn bài.

III. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

CH: Em hiểu thế nào là pháp luật, kỉ luật? Tính kỉ luật của người học sinh biểu hiện như thế nào trong học tập?

Đáp án:

  • Pháp luật là quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
  • Kỉ luật là những quy định, quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn.

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.

- Gọi HS đọc truyện trong phần đọc vấn đề.

- GV trình chiếu PowerPoint hình ảnh Mác, Ăng-ghen.

* Hoạt động nhóm.(nhóm nhỏ)

- GV trình chiếu PowerPoint.

- GV nêu vấn đề:

+ Nêu những việc làm mà Ăng-ghen đã làm cho Mác.

+ Nêu những nhận xét về tình bạn của Mắc và Ăngghen.

+ Tình bạn giữa Mác và Ăng-ghen dựa trên cơ sở nào?

- Nhiệm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét-> GV nhận xét.

-> Ăng-ghen là người đồng chí luôn sát cánh bên Mác trong sự nghiệp đấu tranh. Luôn giúp đỡ Mác khi gặp khó khăn, ông đi làm kinh doanh lấy tiền giúp đỡ Mác.

-> Tình bạn giữa Mác và Ăng-ghen thể hiện sự quan tâm giúp đỡ, thông cảm với nhau đó là tình cảm vĩ đại và cảm động.

-> Tình bạn giữa Mác và Ăng-ghen dựa trên cơ sở đồng cảm, có chung lí tưởng hoạt động.

+ CH: Tình bạn cao cả giữa Mac và Ăngghen được dựa trên nền tảng nào?

* Bài tập nhanh: GV trình chiếu PowerPoint

+ CH: Em tán thành hoặc không tán thành ý kiến nào sau đây? Giải thích vì sao?

- Tình bạn là sự tự nguyện bình đẳng.

- Tình bạn cần có sự thông cảm, đồng cảm sâu sắc.

- Vì lợi ích có thể khai thác được.

- Bao che nhau.

- Tôn trọng, tin cậy, chân thành.

- Rủ rê, hội hè.

* Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu nội dung bài học.

+ CH: Thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh?

+ CH: đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh là gì?

- GV trình chiếu PowerPoint những lưu ý khi quan hệ tình bạn khác giới.

+ CH: Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

+ CH: Em sẽ làm gì để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp, trong trường?

* Hoạt động 3: HDHS luyện tập.

+ Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến trong bài tập 1? Vì sao?

- Cho HS chơi trò chơi chọn miếng ghép để trả lời câu hỏi của bài tập 2 (GV trình chiếu PowerPoint)

- Cho HS chơi trò chơi đoán chữ qua tranh với chủ đề tình bạn.(GV trình chiếu PowerPoint)

I. Đặt vấn đề.

- Tình bạn giữa Mác và Ăng-ghen được dựa trên nền tảng: Yêu tổ quốc, yêu nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh.

II. Nội dung bài học.

1. Khái niệm.

- Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng…

- Đặc điểm: Thông cảm, chia sẻ, tôn trọng, tin cậy, chân thành,quan tâm giúp đỡ nhau, trung thực, nhân ái, vị tha.

- Tình bạn có thể có giữa những người cùng giới hoặc khác giới.

2. Ý nghĩa.

- Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người cảm thấy tự tin, yêu cuộc sống, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.

III Luyện tập.

1. Bài tập 1.

- Đáp án đúng: c, d, đ, g.

2. Bài tập 2.

- Tình huống: a, b khuyên ngăn bạn.

- Tình huống: c hỏi thăm, an ủi, động viên, giúp đỡ bạn.

- Tình huống: d chúc mừng bạn.

- Tình huống: đ hiểu ý tốt của bạn, không giận bạn và cố gắng sửa chữa khuyết điểm.

- Tình huống: e coi đó là chuyện bình thường, là quyền của bạn và không khó chịu, giận bạn về chuyện đó.

4. Củng cố

CH: Thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh? Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh là gì?

5. Hướng dẫn về nhà

  • Làm bài tập 3.
  • Soạn bài: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 8 trên lớp.

20 Tháng một, 2021

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm