Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 18: Quyền tự do ngôn luận

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn GDCD lớp 8

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 18: Quyền tự do ngôn luận được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 17: Quyền khiếu nại tố cáo của công dân

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài: Ôn tập chương 3

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 19: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Học sinh hiểu được thế nào là quyền tự do ngôn luận.
  • Nêu được những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận.
  • Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân.

2. Kĩ năng:

  • Phân biệt được tự do ngôn luận đúng đắn với lợi dụng tự do ngôn luận để làm việc xấu.
  • Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận.

3. Thái độ:

  • Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người.
  • Phê phán những hiện tượng vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.

II. Chuẩn bị

  • GV: SGV, SGK. Điều 69 hiến pháp năm 1992. Điều 2 luật báo chí. Điều 8 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  • HS: Soạn bài.

III. Tiến trình dạy và học

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

*Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.

* Hoạt động nhóm.(Nhóm nhỏ)

- GV nêu vấn đề: Trong các việc làm ở phần đặt vấn đề, việc làm nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.

- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét-> GV nhận xét.

+ CH: Em hãy kể một vài việc làm thể hiện quyền tự do ngôn luận?

* Hoạt động 2. HDHS tìm hiểu nội dung bài học.

+ CH: Thế nào là quyền tự do ngôn luận?

+ CH: Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong những trường hợp nào?

+ CH: Khi sử dụng quyền tự do ngôn luận có phải tuân theo quy định của pháp luật không?

+ CH: Nhà nước ta đã làm gì để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận?

- GV gọi HS đọc điều 69 hiến pháp năm 1992. Điều 2 luật báo chí. Điều 8 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

* Hoạt động3. HDHS luyện tập.

* Hoạt động nhóm.(nhóm nhỏ)

- GV nêu vấn đề: Trong các tình huống ở bài tập 1, tình huống nào thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.

- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét-> GV nhận xét.

- HS phát biểu ý kiến-> HS nhận xét-> GS nhận xét?

I. Đặt vấn đề.

- Phương án: a, b, d là thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.

II. Nội dung bài học.

1. Khái niệm.

- Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vẫn đề chung của xã hội.

2. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

- Quyền tự do báo chí.

- Quyền được thông tin theo quy định của pháp luật.

- Có quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở.

- Kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân...

- Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của nhân dân.

3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

III. Bài tập.

1. Bài tập 1.

- Tình huống: b, d thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.

2. Bài tập 3.

4. Củng cố

CH: Thế nào là quyền tự do ngôn luận?

5. Hướng dẫn về nhà

  • Học nội dung bài.
  • Tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận.
  • Đọc trước bài: Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm