Giáo án Địa lý lớp 9 bài 40: Thực hành đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và ngành công nghiệp dầu khí

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 19 Tháng mười một, 2017

Giáo án điện tử môn Địa lớp 9

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 40: Thực hành đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và ngành công nghiệp dầu khí được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp)

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 30: Thực hành so sánh sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi Tây Bắc Bộ với Tây Nguyên

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 37: Thực hành phân tích về tình hình phát triển của ngành thủy sản ở đồng vằng sông Cửu Long

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển đặc biệt thấy được sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp.

2. Kĩ năng: Hs phải nắm vững hơn cách phân tích các sơ đồ, bản đồ, lược đồ.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển nước ta, có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

  • Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam
  • Một số tranh ảnh vùng

2. Học sinh: Sách giáo khoa .

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ:

  • Biển nước ta có những loại khoáng sản chính nào, phân bố ở đâu?
  • Trình bày tình hình khai thác dầu khí ở nước ta.
  • Nước ta có những thuận lợi gì để phát triển giao thông vận tải biển?
  • Trình bày tình hình và biện pháp để phát triển giao thông vận tải biển ở nước ta.

2. Bài mới:

Việt Nam có 3260 km đường bờ biển trên một vùng biển rộng lớn hơn 1 triệu km2, có trên 3000 đảo lớn nhỏ khác nhau. Vùng biển nước ta đã tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của công nghiệp dầu khí. Bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu ngành công nghiệp dầu khí ở nước ta.

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

+ Hoạt động 1: Bài tập 1. – 20 phút

- Gv nêu nhiệm vụ cần hoàn thành trong giờ thực hành

- Gv yêu cầu Hs nhắc lại

- Hoạt động nhóm: 4 nhóm – 3 phút

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển gồm những ngành nào?

- Hs quan sát bản đồ xác định vị trí các đảo ven bờ

- Kết hợp đọc bảng 40.1 sgk và kiến thức đã học.

- Cho biết những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?

- Các đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

- Hs dựa vào bản đồ Việt Nam và lược đồ 39.2 sgk nêu điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển của từng đảo.

- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.

- Gv chuẩn kiến thức cơ bản.

Hoạt động 2: Bài tập 2 - 15 phút

- Hoạt động 4 nhóm – 5 phút

- Gv hướng dẫn Hs phân tích biểu đồ:

- Phân tích diễn biến của từng đối tượng qua các năm.

- Sau đó phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.

- Hs dựa vào biểu đồ hình 4.1 và kiến thức đã học, hãy:

- Nhận xét tình hình khai thác xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu ở nước ta.

- Nhận xét tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí ở nước ta ?

- Đại diện các nhóm phát biểu.

- Đại diện nhóm khác bổ sung.

- Gv chuẩn xác kiến thức.

- Gv lưu ý: Mặc dù lượng dầu thô hàng năm xuất khẩu lớn gấp 2 lần lượng xăng dầu nhập khẩu nhưng giá xăng dầu đã chế biến lớn hơn nhiều lần so với giá đầu tư

Bài tập 1. Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo xa bờ.

- Cát Bà: Nông, lâm, ngư, du lịch, dịch vụ.

- Côn Đảo: Nông lâm ngư, dịch vụ, du lịch biển.

- Phú Quốc: nông lâm ngư, du lịch, dịch vụ biển.

- Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua, sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng.

Bài tập 2: Phân tích biểu đồ

- Từ năm 1999 – 2003:

- Sản lượng khai thác dầu thô tăng liên tục.

- Hầu như toàn bộ lượng dầu khí khai thác đều được xuất khẩu dưới dạng thô.

- Trong khi xuất khẩu dầu thô nước ta phải nhập lượng xăng dầu chế biến ngày càng tăng.

- Ngành công nghiệp chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển. Đây là đặc điểm chủ yếu của ngành công nghiệp dầu khí.

IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

Củng cố:

Điền thông tin vào bảng tóm tắt về các ngành kinh tế biển ở nước ta .

Các ngành KT biển

Tiềm năng

Tình hình sản xuất

Hạn chế

Phương hướng

Khai thác và nuôi trồng hải sản

…………………..

…………………..

…………………..

…………………..

Khai thác và chế biến khoáng sản

…………………..

…………………..

…………………..

…………………..

Du lịch biển

…………………..

…………………..

…………………..

…………………..

Giao thông vận tải biển

…………………..

…………………..

…………………..

…………………..

Dặn dò:

  • Chuẩn bị bài 41: Địa lí tỉnh Long An
  • Vị trí địa lí, giới hạn.
  • Điều kiện tự nhiên
  • Các đặc điểm dân cư xã hội.
19 Tháng mười một, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm