Giáo án Địa lý 4 bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 13 Tháng tư, 2018

Giáo án Địa lý 4 bài 6

Giáo án Địa lý 4 bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên là mẫu giáo án điện tử lớp 4 hay dành cho quý thầy cô tham khảo, để thuận tiện cho việc thiết kế cho mình một bài giảng và giáo án môn Địa lý 4 sống động, trực quan, và lôi cuốn. Chúc các em học sinh và quý thầy cô có tiết học hay!

Bài: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN

A. MỤC TIÊU:

  • Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh …) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
  • Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên:
    • Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
  • HS khá giỏi: Quan sát tranh, anh mô tả nhà rông.

B. CHUẨN BỊ

  • Bản đồ địa lí tự nhiên VN
  • Tranh ảnh về nhà, buôn làng, trang phục ở Tây Nguyên.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I/ Ổn định:

II/ Kiểm tra bài cũ

- Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ vị trí các cao nguyên trên bản đồ Việt Nam?

- Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Đó là những mùa nào?

- GV nhận xét, ghi điểm

III/ Bài mới

1/ Giới thiệu bài

- GV ghi tựa bài

2/ Bài giảng

Hoạt động 1: Làm việc cá nhân

- Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?

- Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên?

- Những dân tộc nào từ nơi khác đến?

- Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?

- Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?

- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.

2/ Nhà rông ở Tây Nguyên

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

- Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đăc biệt?

- Nhà rông được dùng để làm gì?

- Sự to đẹp của nhà rông biểu hện cho điều gì?

- Hãy mô tả nhà Rông (quan sát tranh ảnh SGK)

- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi

- Người dân ở Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào?

- Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào?

- Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?

- Người dân ở Tây Nguyên sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?

- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.

IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:

- GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng & sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.

- Dặn HS về nhà học thuộc bài SGK và xem bài sau.

- Hát vui

- 2 HS trả lời

- 2 HS nhắc lại

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- Gia rai, Ê đê, Ba Na, Xơ đăng …..và một số dân tộc khác đến đây xây dựng kinh tế

- Gia rai, Êđê, Ba Na, …

- Các dân tộc từ nơi khác đến là: Kinh,Tày, Nùng Mông.

- (HS khá, giỏi) - Tiếng nói, tập quán, sinh hoạt ……

- Đang ra sức xây dựng vùng đất này.

- Thường có ngôi nhà Rông đặc biệt

- Để sinh hoạt tập thể hội họp, tiếp khách, - Chứng tỏ buôn làng giàu có thịnh vượng

- Là ngôi nhà to làm bằng tre, Có mái rất cao

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp

- Nam đóng khố, nữ thường mặc váy.

- Vào mùa xuân hoặc sau vụ mùa thu hoạch.

- Lễ hội cồng chiêng, hội đua voi mùa xuân ….

- (HS khá, giỏi) - Đàn tơ - rưng, đàn krông – pút, cồng, chiêng ….

- HS trình bày

13 Tháng tư, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm