Giáo án Địa lý 4 bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn

Admin
Admin 13 Tháng tư, 2018

Giáo án Địa lý 4 bài 2

Giáo án Địa lý 4 bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn là mẫu giáo án điện tử lớp 4 hay dành cho quý thầy cô tham khảo, để thuận tiện cho việc thiết kế cho mình một bài giảng và giáo án môn Địa lý 4 sống động, trực quan, và lôi cuốn. Chúc các em học sinh và quý thầy cô có tiết học hay!

Bài: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN

A. MỤC TIÊU:

  • Nêu được tên một số dân tộc ít người ờ Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao …
  • Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt
  • Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn:
    • Trang phục: Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ ….
    • Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa
  • HS khá giỏi: Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm thấp và thú dữ.

B. CHUẨN BỊ

  • Bản đồ địa lí VN
  • Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I/ Ổn định:

II/ Kiểm tra bài cũ

- Bài “Dãy Hoàng Liên Sơn” và trả lời câu hỏi SGK.

- Nhận xét ghi điểm cho từng hs.

III/ Bài mới

1/ Giới thiệu bài

- GV ghi tựa bài

2/ Bài giảng

1/ HLSnơi cư trú của một số dân tộc ít người

Hoạt động 1: Làm viêc cá nhân

Bước 1: Dựa vào hiểu biết và mục 1 SGK trả lời:

- Dân cư ở HLS đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng?

- Kể tên các dân tộc ít người ở HLS?

- Xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn cư trú thấp đến cao?

- Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì?

Bước 2:

- GV sửa chữavà giúp HS hoàn thiện câu trả lời

kết luận

2/ Bản làng với nhà sàn

Hoạt động 2:Thảo luận nhóm

Bước 1

- Bản làng thường nằm ở đâu?

- Bản có nhiều nhà hay ít nhà?

- Vì sao một số dân tộc ở HLS sống ở nhà sàn?

- Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước?

Bước 2:

GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời

3/ Chợ phiên, lễ hội,trang phục

Hoạt động 3: làm việc cả lớp

Bước 1

- Nêu những hoạt động trong chợ phiên?

- Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ?

- Tại sao chợ bán nhiều hàng hoá này?

- Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở HLS?

- Lễ hội ở đây được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?

- Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc hình 4, 5 và 6

Bước 2:

- GV nhận xét kết luận chốt lại nội dung bài học.

IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:

- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân cư sinh hoạt, trang phục, lể hội của một số dân

tộc ở HLS.

- Dặn HS về nhà học thuộc bài học SGK và xem bài sau.

- Hát

- HS trả lời

- 2 HS nhắc lại

- Dân cư ở đây thưa thớt hơn ở vùng đồng bằng.

- Thái, Mông, Dao

- Thái – Dao – Mông.

- Người dân thường đi bộ, đi ngựa

- HS trả lời từng câu hỏi trước lớp

HS dựa vào mục 2 SGK và tranh ảnh trả lời:

- Ở sườn núi hoặc thung lũng.

- Có ít nhà

- (HS khá giỏi) - Để tránh ẩm thấp và thú dữ.

- (HS khá, giỏi) - Hiện nay nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả

- Lớp nhận xét bổ sung

- HS dựa vào mục 3 tranh,ảnh về chợ phiên

trả lời:

- (HS khá, giỏi) - Mua bán, trao đổi hàng hoá

- Hàng thổ cẩm, măng, mộc nhĩ …

- (HS khá, giỏi) - Vì đó là những hàng hoá người dân tự làm và tự kiếm được

- Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng …

- Được tổ chức vào mùa xuân,thi hát, múa sạp, múa còn …

- (HS khá, giỏi) Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, thiêu và trang trí công phu màu sắc rực rỡ.

- HS trình bày


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm