Giáo án Địa lý 11 bài: Vẽ biểu đồ miền và nhận xét
Giáo án môn Địa lý lớp 11
Giáo án Địa lý 11 bài: Vẽ biểu đồ miền và nhận xét được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Xác định được yêu cầu vẽ biểu đồ miền.
- Nắm được kĩ năng vẽ biểu đồ miền.
- Nhận xét được biểu đồ đã vẽ.
- Nắm một số thông tin về xuất nhập khẩu của nước ta thời kì 1965 - 1998.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện các bước vẽ biểu đồ và hoàn thiện biểu đồ miền.
- Nắm được kĩ năng tổng hợp, phân tích số liệu, biểu đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV chuẩn bị sẵn một số bảng số liệu yêu cầu vẽ biểu đồ miền và nhận xét biểu đồ.
- GV chuẩn bị sẵn biểu đồ đã vẽ và bản nhận xét.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung chính |
||||||||
Hoạt động 1: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS xác định mục đích, yêu cầu của bảng số liệu. - Dựa vào bảng số liệu, câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ gì là hợp lí? - Qua bảng số liệu, vẽ biểu đồ qua các bước nào? - Nhận xét biểu đồ. Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Cả lớp/ cá nhân Bước 1: HS làm bài thực hành. Bước 2: GV gọi 2 HS lên bảng làm bài thực hành.
Bước 3: HS khác nhận xét, GV bổ sung chuẩn kiến thức. |
I. Xác định mục đích yêu cầu của bảng số liệu * Dựa vào bảng số liệu dưới đây: TỈ LỆ XUẤT KHẨU SO VỚI NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA THỜI KÌ 1965 - 1998 (Đơn vị: %)
1. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất tỉ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta thời kì 1965 - 1998. 2. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tình hình xuất nhập khẩu trong thời kì nói trên.
II. Vẽ biểu đồ và nhận xét 1. Vẽ biểu đồ:
2. Nhận xét: - Nhìn chung cả thời kì 1965 - 1998, tỉ lệ xuất khẩu nhỏ hơn so với nhập khẩu. Điều này cho thấy kinh tế nước ta chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, kĩ thuật lạc hậu. - Tuy nhiên, mức độ nhập siêu phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế - xã hội của từng giai đoạn. + Giai đoạn 1965-1970: Xuất khẩu giảm từ 40% xuống còn 11%. Giai đoạn này nhập siêu quá lớn, chủ yếu là do cuộc chiến tranh phá hoại làm cho nền kinh tế bị tổn thất nặng nề. + Giai đoạn 1970-1985: Nhập siêu giảm dần. Năm 1985 xuất khẩu đạt 42%. Nguyên nhân là do có những đổi mới về chính sách vĩ mô trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. + Giai đoạn 1985-1987: Nhập siêu lại tăng lên. lý do chủ yếu là do cuộc khủng hoảng ở Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu. Thị trường khu vực I khó khăn nên ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của nước ta. + Giai đoạn 1987-1992: Tỉ lệ xuất khẩu tăng vọt. Năm 1992 cán cân xuất nhập khẩu đã trở nên cân đối. Nguyên nhân là do mở rộng thị trường và đổi mới về cơ chế quản lí xuất nhập khẩu. Một số mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn như dầu thô, gạo, cà phê, thủy sản, hàng may mặc...đã đứng vững trên thị trường. + Giai đoạn 1992-1998: Nhập siêu tăng lên, song về bản chất hoàn toàn khác với các giai đoạn trước đó. |
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
- GV đánh giá, nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài mới