Giáo án Địa lý 11 bài: Vẽ biểu đồ miền

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 24 Tháng mười, 2017

Giáo án môn Địa lý lớp 11

Giáo án Địa lý 11 bài: Vẽ biểu đồ miền được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

  • Xác định được khi đọc câu hỏi yêu cầu vẽ biểu miền.
  • Nắm được kĩ năng vẽ biểu miền.

2. Kĩ năng: Thực hiện được các bước vẽ biểu đồ và hoàn thiện biểu miền.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

  • GV chuẩn bị sẵn một số bảng số liệu yêu cầu vẽ biểu đồ miền.
  • Vở thực hành lớp 11.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Vào bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cơ bản

Hoạt động 1: Cả lớp

Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm trả lời câu hỏi:

- Sử dụng biểu đồ miền nhằm mục đích gì?

Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Cả lớp

Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Cho biết các bước hoàn thành biểu đồ miền?

Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 3: Cả lớp

GV: Cho bảng số liệu:

TỈ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO HAI NHÓM A VÀ B

(Đơn vị: %)

Năm

Nhóm

1985

1989

1990

1995

1998

Toàn ngành công nghiệp

Nhóm A

Nhóm B

100,0

32,7

67,3

100,0

28,9

71,1

100,0

34,9

65,1

100,0

44,7

55,3

100,0

45,1

54,9

* Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốt nhất sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo hai nhóm A và B thời kì 1985 - 1998.

I. Mục đích của biểu đồ miền

- Sử dụng để thể hiện cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng địa lí.

II. Các bước tiến hành vẽ biểu đồ kết hợp

- Xử lí số liệu: Nếu số liệu của đề bài là số liệu tuyệt đối thì phải xử lí số liệu thành số liệu tương đối (%).

- Vẽ khung biểu đồ (là một hình chữ nhật hoặc hình vuông). Cạnh đứng thể hiện tỉ lệ 100%, cạnh nằm ngang thể hiện khoảng cách từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ.

- Chia khoảng cách năm đúng tỉ lệ, năm đầu nằm trên cạnh đứng bên trái biểu đồ, năm cuối nằm bên phải cạnh đứng.

- Vẽ ranh giới của miền. Trong trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau, ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên.

Ví dụ: BIỂU ĐỒ SỰ TAY ĐỔI CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ: Ta vẽ 2 đường nông nghiệp phía dưới, dịch vụ phía trên, công nghiệp ở giữa.

Lưu ý: Ranh giới của miền phía trên của miền thứ nhất lại chính là ranh giới phía dưới của miền thứ hai và ranh giới phía trên của miền cuối cùng chính là đường nằm ngang thể hiện tỉ lệ 100%.

- Hoàn thiện biểu đồ:

+ Ghi số liệu vào biểu đồ.

+ Chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ.

+ Lập bản chú giải.

+ Ghi tên biểu đồ.

III. Áp dụng

- GV đưa ra một số bảng số liệu có liên quan tới biểu đồ miền.

- GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu để hoàn thành các bước vẽ biểu đồ miền.

IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ

  • Câu hỏi như thế nào thì vẽ biểu đồ miền?
  • Vẽ biểu đồ miền cần thực hiện qua các bước nào?
  • GV đánh giá, nhận xét tiết học.
  • - Chuẩn bị bài mới.
24 Tháng mười, 2017

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm