Giáo án Địa lý 11 bài: Vẽ biểu đồ hình cột

Admin
Admin 18 Tháng mười, 2017

Giáo án môn Địa lý lớp 11

Giáo án Địa lý 11 bài: Vẽ biểu đồ hình cột được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

  • Xác định được khi đọc câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ hình cột
  • Nắm được kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.

2. Kĩ năng: Thực hiện các bước vẽ biểu đồ và hoàn thiện biểu đồ hình cột.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

  • GV chuẩn bị sẵn một số bảng số liệu yêu cầu vẽ biểu đồ hình cột
  • Vở thực hành lớp 11.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Vào bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cơ bản

Hoạt động 1: Cá nhân

Bước 1: GV hỏi:

- Có những dạng biểu đồ hình cột nào?

Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Cả lớp

Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kinh nghiệm trả lời câu hỏi:

- Sử dụng biểu đồ hình cột nhằm mục đích gì?

Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 3: Cả lớp

Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Cho biết các bước hoàn thành biểu đồ?

Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức.

I. Các dạng biểu đồ hình cột

- Biểu đồ cột đơn

- Biểu đồ cột đơn gộp nhóm.

- Biểu đồ cột chồng.

II. Mục đích của biểu đồ hình cột

- Sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đối tượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể.

- Loại biểu đồ này thường được dùng để thể hiện sự khác biệt, sự thay đổi về quy mô số lượng của một hoặc nhiều đối tượng.

III. Các bước tiến hành vẽ biểu đồ hình cột

- Chọn tỉ lệ thích hợp.

- Kẻ hệ trục vuông góc, trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng (Ví dụ: triệu người, tỉ kwh hoặc %…), trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau.

- Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy.

- Hoàn thiện biểu đồ:

+ Ghi các số liệu tương ứng vào các cột (ghi giá trị độ lớn ở đỉnh cột và ghi thời gian hoặc tên của đối tượng vào chân cột)

+ Vẽ kí hiệu vào cột (nếu cần) và lập bảng chú giải.

+ Ghi tên biểu đồ.

IV. Áp dụng

- GV đưa ra một số bảng số liệu có liên quan tới biểu đồ hình cột.

- GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu để hoàn thành các bước vẽ biểu đồ hình cột.

IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ

  • Khi nào thì vẽ biểu đồ hình cột?
  • Vẽ biểu đồ hình cột cần thực hiện qua các bước nào?
  • GV đánh giá, nhận xét tiết học.
  • Chuẩn bị bài mới.

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm