Giáo án Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế
Giáo án môn Địa lý lớp 11
Giáo án Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản - Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý 11 bài: Khái quát về kĩ năng địa lý
Giáo án Địa lý 11 bài 9: Nhật Bản - Các ngành kinh tế và vùng kinh tế
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Nhật Bản.
- Trình bày được đặc điểm về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phân tích được những thuận lợi và khó khăn đến phát triển kinh tế.
- Phân tích được đặc điểm dân cư Nhật Bản và tác động của nó tới phát triển đất nước.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích khai thác các kiến thức qua bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh.
- Kĩ năng phân tích bảng số liệu, tìm kiếm tư liệu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên châu Á.
- Lược đồ tự nhiên Nhật Bản, tranh ảnh, phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GVvà HS |
Nội dung chính |
|||||||||||||||
Hoạt động 1: Cá nhân Bước 1: GV treo bản đồ châu Á, yêu cầu HS: - HS xác định vị trí của nước Nhật? - Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Á nêu đặc điểm vị trí lãnh thổ Nhật Bản. - GV: Vị trí đó có ý nghĩa gì? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức trên Bản đồ.
Hoạt động 2: Nhóm Bước 1: GV phân lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm tìm hiểu một đặc điểm). - GV chiếu Lược đồ tự nhiên Nhật Bản cho hs xem. - HS các nhóm nghiên cứu SGK, Lược đồ hoàn thành phần được giao. Bước 2: HS trình bày, các nhóm bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Cả lớp - Dựa vào SGK cho nêu các đặc điểm dân cư Nhật Bản.
- Dân số già gây những khó khăn gì cho Nhật Bản. - Người lao động Nhật có những phẩm chất gì mà chúng ta phải học hỏi? - Kể một số nét văn hoá đặc sắc của Nhật? - Dựa vào SGK chúng ta có thể chỉa sự phát triển kinh tế của Nhật thành mấy giai đoạn? Cơ sở nào để chia các giai đoạn? - HS nghiên cứu để trả lời. - Nêu thực trạng, nguyên nhân của từng giai đoạn. Hoạt động 4: Cả lớp Bước 1: GV kể một vài câu chuyện về sự suy sụp nghiêm trọng của nên kinh tế Nhật sau thế chiến thứ II. Sau đó yêu cầu HS: - Nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản thời kì 1950-1973? - Tại sao từ một nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh từ 1950-1973 Nhật đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đến vậy? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 5: Cả lớp/ cá nhân Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Nhật Bản sau 1973 giảm sút nhanh đến vậy? Chính phủ Nhật đã có chính sách gì để khôi phục nề kinh tế? - Dựa vào bảng 9.3 SGK nhận xét về tình hình phát triển kinh tế của Nhật từ 1990 -2005? Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
|
I. Tự nhiên 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ a. Đặc điểm: - Nhật là nước quần đảo, thuộc Đông Á cách không xa lục địa châu Á. - Lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc nam theo hướng vòng cung với 4 đảo lớn. b. Ý nghĩa: - Dễ dàng mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển. - Nơi giao hội các dòng biển nóng và lạnh nên có nhiều ngư trương lớn. Thuận lợi xây dựng các hải cảng lớn. 2. Đặc điểm tự nhiên Phiếu học tập
II. Dân cư - Dân số đông, đứng thứ 10 trên thế giới (2005). - Tốc độ gia tăng dân số thấp, đang giảm hàng năm (năm 2005 chỉ 0,1%) - Phân bố: tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển, nhất là thành phố lớn. - Hiện là nước có cơ cấu dân số già, xu hướng người già có tỉ lệ cao. * Khó khăn: + Chi phí cho phúc lợi xã hội cao + Thiếu lao động trong tương lai. => Đặc điểm con người Nhật Bản: người lao động cần cù, tiết kiệm, có ý thức kỉ luật, tự giác cao.
III. Tình hình phát triển kinh tế 1. Tình hình kinh tế từ 1950 đến 1973 a. Tình hình: Nền kinh tế nhanh chóng khôi phục sau chiến tranh và có sự phát triển thần kì. b. Nguyên nhân: - Nhật chú trọng hiện đại hoá, tăng vốn đầu tư mua các bằng sáng chế " công nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới - Tập trung cao độ vào các ngành then chốt và tập trung trong các giai đoạn khác nhau. - Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng (vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ vừa các xí nghiệp lớn).
2. Tình hình phát triển kinh tế sau 1973 - Tốc độ kinh tế giảm từ 1973 đến 1980 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng. - Từ 1980 đến 1990 tốc độ tăng trưởng đạt khá cao (5,3%) nhờ điều chỉnh về chiến lược kinh tế phù hợp. - Từ năm 1991 đến nay kinh tế phát triển không ổn định. -> Sau năm 1973 mặc dù nền kinh tế Nhật Bản trải qua những bước thăng trầm nhưng Nhật vẫn là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Kết luận: Nhật Bản một đất nước nhiều thiên tai, thử thách, nhưng với bản lĩnh của mình Nhật đã vươn lên trở thành cường quốc lớn trên thế giới, hiện nay đứng thứ 2 về kinh tế, tài chính và đạt nhiều thành tựu về khoa học công nghệ. |
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
A. Trắc nghiệm:
Hãy chon câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. Nhật Bản là một quần đảo nằm trong:
- Đại Tây Dương. b. Thái Bình Dương.
- Ấn Độ Dương. d. Bắc Băng Dương.
Câu 2. Nhân tố chính làm cho khí hậu Nhật Bản phân hoá thành khí hậu ôn đới và khí hậu cận nhiệt là:
- Nhật Bản là một quần đảo.
- Nhật Bản nằm trong khu vực gió mùa.
- Các dòng biển nóng và lạnh.
- Lãnh thổ trải dài theo hướng Bắc – Nam.
Câu 3. Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng là:
- Vừa phát triển công nghiệp, vừa phát triển nông nghiệp.
- Vừa phát triển kinh tế trong nước, vừa đẩy mạnh kinh tế đối ngoại.
- Vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ, thủ công.
- Vừa nhập nguyên liệu, vừa xuất khẩu sản phẩm.
Câu 4. Biện pháp nào sau đây Không đúng với sự điều chỉnh chiến lược kinh tế của Nhật Bản sau 1973?
- Đầu tư phát triển KHKT và công nghệ.
- Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm.
- Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
- Hiện đại hoá và hợp lí hoá các xí nghiệp nhỏ và trung bình.
B. Tự luận:
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản đối với phát triển kinh tế?
- Chứng minh dân số của Nhật Bản đang già hoá?