Giáo án bài Lập luận trong văn nghị luận

Admin
Admin 26 Tháng một, 2020

Giáo án môn Ngữ văn lớp 10

Giáo án bài Lập luận trong văn nghị luận với nội dung được trình bày một cách rõ ràng, chi tiết. Bài giáo án điện tử Ngữ văn 10 này sẽ sẽ giúp các em học sinh biết được cách thức lập luận trong văn nghị luận, biết cách xây dựng và vận dụng vào bài viết văn nghị luận.

LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I. Mục tiêu bài học:

Giúp Hs:

  • Củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS: khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và sử dụng các phương pháp lập luận.
  • Rèn kĩ năng lập luận trong viết văn nghị luận và dùng lí lẽ khi tranh luận trong giao tiếp hàng ngày.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu + Sọan giáo án

2. Học sinh: SGK + Sọan bài trước khi lên lớp.

III. Phương pháp: Phát huy tính sáng tạo chủ động của hs, nêu câu hỏi, thảo luận nhóm làm bài tập,...

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (5') Bài: CHÍ KHÍ ANH HÙNG

3. Bài mới:

3.1. Vào bài: Đích của văn bản nghị luận là thuyết phục được người nghe, người đọc. Muốn vậy, văn bản nghị luận phải có hệ thống lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này.

3.2. Nội dung bài mới:

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG

HĐ1: HD TÌM TIỂU PHẦN I - SGK:

Y/C hs đọc mục I - sgk và trả lời những câu hỏi a, b, c. Hãy cho biết, thế nào là một lập luận?

GV: Đoạn văn của Nguyễn Trãi chỉ sử dụng lí lẽ, ko dùng dẫn chứng.

Xuất phát từ chân lí tổng quát: "Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế" với 2 hệ quả:

  • Được thời có thế biến mất thành còn, nhỏ thành lớn.
  • Mất thời ko thế thì mạnh thành yếu, yên thành nguy.

Đó là các cơ sở để khẳng định bọn Vương Thông ko hiểu thời thế, lại dối trá nên chỉ là "kẻ thất phu hèn kém", cầm chắc thất bại.

HS thực hiện theo yêu cầu.

HS trả lời câu hỏi– SGK.

KN: ghi nhớ SGK

HS ghi nhớ

I. KHÁI NIỆM LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN:

1. Tìm hiểu ngữ liệu:

  • Mục đích lập luận: thuyết phục đối phương từ bỏ ý chí xâm lược.
  • Lí lẽ:
    • Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế.
    • Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn.
    • Mất thời ko thế thì mạnh quay thành yếu, yên thành nguy.

Kết luận: "Nay các ông... được".

2. Lập luận: là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!