Giáo án bài Đại cáo bình Ngô

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 17 Tháng một, 2020

Giáo án Ngữ văn lớp 10 bài Đại cáo bình ngô

Giáo án bài Đại cáo bình Ngô thuộc môn Ngữ văn lớp 10 giúp các em học sinh nhanh chóng hiểu được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Bài giáo án mẫu môn Ngữ văn lớp 10 này còn tô điểm vẻ đẹp của áng thiên cổ hùng văn với sự kết hợp hài hòa của sức mạnh lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật. Mời tải miễn phí Giáo án bài Đại cáo bình ngô lớp 10 dưới đây.

ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

(Nguyễn Trãi)

A. Mục tiêu cần đạt.

Giúp học sinh:

  • Nắm được những giá trị lớn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
  • Nắm vững đặc trưng cơ bản của thể cáo đồng thời thấy được những sáng tạo của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô.
  • Giáo dục, bồi dưỡng ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào dân tộc.

B. Phương tiện thực hiện.

Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy.

C. Phương pháp dạy học.

Kết hợp các phương pháp: Thuyết giảng, gợi mở, thảo luận.

D. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Giới thiệu bài mới.

4. Bài mới.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

1. Hoạt động 1:

Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.

GV gọi HS đọc tiểu dẫn.

Em hiểu như thế nào về nhan đề của tác phẩm?

Bài cáo ra đời trong hoàn cảnh nào?

2. HS tìm hiểu chung.

HS đọc tiểu dẫn.

HS suy nghĩ trả lời

HS suy nghĩ trả lời

I. Tìm hiểu chung.

1. Nhan đề tác phẩm.

  • Nhan đề tác phẩm Đại cáo bình Ngô, trong đó:
    • Ngô dùng chỉ giặc Ngô, giặc Ngô rất hung ác. Minh thái tổ quê ở đông Ngô, nên NT gọi giặc Minh là giặc Ngô (gọi giặc Ngô có ý nghĩa gợi lại sự thất bại nhục nhã của các triều đại phong kiến phương bắc khi xâm lược Đại Việt).
    • Bình có nghĩa là đánh dẹp
    • Đại cáo có nghĩa là tuyên bố long trọng, rộng rãi.
  • Nhan đề tác phẩm có nghĩa:
    • Tuyên bố rộng rãi về việc dẹp xong giặc Ngô.
    • Tuyên bố long trong về việc dẹp xong giặc Ngô.

2. Hoàn cảnh sáng tác.

Sau khi quân Minh bị đánh đuổi khỏi nước ta, đầu năm 1428, Nguyễn Trãi vâng lệnh Lê Lợi viết bài cáo này để công bố trước toàn dân.

3. Thể loại.

Thể cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.được viết theo lối văn biền ngẫu, thuộc loại văn chính luận, có mục đích tuyên bố, tuyên ngôn.

Tài liệu liên quan cùng chủ đề Đại cáo Bình ngô - Ngữ văn 10:

  • Bình Ngô đại cáo
  • Soạn bài lớp 10: Bình Ngô đại cáo
  • Soạn văn 10 bài: Đại cáo bình Ngô
  • Văn mẫu lớp 10: Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
  • Văn mẫu lớp 10: Phân tích giá trị tuyên ngôn độc lập trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
  • Phân tích tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
17 Tháng một, 2020

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!