Giáo án Âm nhạc 8 tiết 3: Mùa thu ngày khai trường theo Công văn 5512
Giáo án Âm nhạc 8 tiết 3: Mùa thu ngày khai trường
TimDapAnxin giới thiệu Giáo án Âm nhạc 8 tiết 3: Mùa thu ngày khai trường theo Công văn 5512 để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Âm nhạc 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn
- Kế hoạch bài dạy theo mẫu công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Địa lý 8 theo công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Ngữ văn 8 theo công văn 5512
- Tổng hợp giáo án Địa 8 theo Công văn 5512
- Tổng hợp giáo án Văn 8 theo Công văn 5512
Tiết 3
- Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát
Một mùa xuân nho nhỏ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng:
a. Kiến thức:
- HS hát thuần thục bài hát đồng thời thể hiện đúng tốc độ, sắc thái tình cảm khác nhau ở 2 đoạn của bài hát.
- Thông qua bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ” HS biết được vài nét về nhạc sĩ Trần Hoàn và một vài sáng tác của ông.
- Đọc nhạc và ghép lời hoàn chỉnh bài TĐN số 1 kết hợp vỗ tay theo phách. Trình bày bài hát dưới các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
b. Kĩ năng
- Tập rèn kĩ năng hát theo tay chỉ huy của GV (Trong đó có hát đuổi).
- Luyện tập kĩ năng đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu, gõ phách
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
- Lòng yêu nước.
b. Các năng lực chung
- Năng lực tự học.
- Năng lực hợp tác.
c. Các năng lực chuyên biệt
- Hình thành năng lực hoạt động âm nhạc.
- Hình thành năng lực cảm thụ âm nhạc.
- Hình thành năng lực hiểu biết âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Máy chiếu, tư liệu liên quan đến bài học.
- Đàn phím điện tử.
2. Học sinh:
- Sưu tầm một số tư liệu về nhạc sĩ Trần Hoàn và những tác phẩm âm nhạc của ông.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động (3 – 5 phút)
- GV tổ chức trò chơi: Nghe thấu, hát tài.
- GV đàn bất kì câu hát, tiết nhạc trong bài hát “Mùa thu ngày khai trường” và bài TĐN số 1. HS nghe và đoán câu hát, tiết nhạc.
- Chia lớp thành 2 đội, đội nào có tín hiệu trước, trả lời đúng được 10 điểm.
=> Tổng kết trò chơi
- Vào bài:
B. Hoạt động hình thành kiến thức (26 phút)
Hoạt động của GV |
HĐ của HS |
Nội dung |
HĐ 1: Ôn tập bài hát Mùa thu ngày khai trường. 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Luyện thanh - Hát bài Mùa thu ngày khai trường hát đúng giai điệu, lời ca, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. - Cho HS hát và hướng dẫn một số động tác phụ họa cho bài hát. - GV hướng dẫn HS cách hát lĩnh xướng hòa giọng. - GV tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau. 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS. -> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hoạt động âm nhạc. HĐ 2: Ôn tập TĐN số 1 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cho HS luyện thang âm - GV đàn cho HS đọc lại bài TĐN - Yêu cầu HS đọc nhạc và kết hợp với gõ phách mạnh nhẹ; đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét phần hoạt động của HS. -> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hoạt động âm nhạc. HĐ 3: Tìm hiểu phần ÂNTT 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv cho Hs quan sát ảnh nhạc sĩ Trần Hoàn + Yêu cầu HS đọc SGK: Trình bày những nét sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Trần Hoàn + Kể tên một số ca khúc tiêu biểu của nhạc sĩ Trần Hoàn mà em biết? - GV Giới thiệu mở rộng một vài nét về nhạc sĩ Trần Hoàn. - Cho HS nghe trích đoạn ngắn 2 bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn: Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Lời ru trên nương. + Nhận xét gì âm nhạc qua những ca khúc do nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác? (Tha thiết sâu lắng, giầu chất trữ tình. Âm nhạc của Trần Hoàn mang đậm âm hưởng dân ca miền Trung…) + Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ ra đời vào thời gian nào?(SGK) - Cho HS nghe bài hát Một mùa Xuân nho nhỏ. 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. - GV chốt kiến thức. -> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hiểu biết, cảm thụ âm nhạc. |
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Thực hiện ôn tập theo Gv hướng dẫn. - HS quan sát làm theo - HS thực hiện. 3. Báo cáo kết quả và thảo luận - HS xung phong trình diễn bài bát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện thang âm - HS cả lớp thực hiện theo yêu cầu của GV 3. Báo cáo kết quả và thảo luận - HS cả lớp đọc thuần thục bài TĐN kết hợp ghép lời ca và gõ đệm. 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs quan sát - HS đọc tư liệu SGK, trả lời các câu hỏi. 3. Báo cáo kết quả và thảo luận - Nhận biết, trình bày được vài nét về nhạc sĩ Trần Hoàn, biết tên các sáng tác tiêu biểu của ông. - Rèn kĩ năng cảm thụ âm nhạc. |
1. Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường. 2. Ôn tập tập đọc nhạc : TĐN số 1 “Chiếc đèn ông sao” (Trích) Nhạc và lời:Phạm Tuyên 3. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ”. a. Nhạc sĩ Trần Hoàn (1928 – 2003) - Tên thật là Nguyễn Tăng Hích - Quê: Hải lăng, Quảng Trị * Một số ca khúc tiêu biểu: Giữa Mạc Tư khoa nghe câu hò ví giặm, Lời người ra đi, Lời ru trên nương, Miền Trung nhớ Bác v.v... b. Bài hát Một mùa Xuân nho nhỏ. - Phổ nhạc từ bài thơ của nhà thơ Thanh Hải năm 1980 |
Tài liệu còn khá dài các bạn tải về để xem trọn nội dung
Bài tiếp theo: Giáo án Âm nhạc 8 tiết 4: Bài Lý dĩa bánh bò theo Công văn 5512
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án