Giáo án Vật lý lớp 6 bài Sự nóng chảy và sự đông đặc

Admin
Admin 23 Tháng tư, 2015

Giáo án điện tử môn Vật lý lớp 6 bài “Sự nóng chảy và sự đông đặc” giúp học sinh nắm vững kiến thức về: thế nào là chất rắn, chất lỏng? Quá trình chuyển đổi từ chất rắn sang chất lỏng, đặc trưng của sự nóng chảy.... Giáo án được trình bày đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của học sinh lớp 6 bậc trung học cơ sở.

Giáo án Vật lý lớp 6 bài “Sự nóng chảy và sự đông đặc”

Bài 24: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nhận biết được sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

- Biết được những đặc trưng của sự nóng chảy:

  • Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định (nhiệt độ nóng chảy).
  • Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

2. Kỹ năng:

  • Biết vận dụng kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng trong đời sống.
  • Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm (vẽ đường biểu diễn và rút ra được kết luận cần thiết).

3. Thái độ:

  • Có ý thức nghiêm túc trong học tập và yêu thích bộ môn.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

  • Soạn bài trước ở nhà.
  • Bảng phụ, tranh ảnh.

2. Học sinh:

  • Chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

III. Phương pháp dạy học

  • Phương pháp nêu - giải quyết vấn đề kết hợp với đàm thoại.

IV. Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp: (1 phút).

  • Kiểm tra sĩ số lớp.
  • Vệ sinh lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).

  • Câu 1: Nhiệt kế dùng để làm gì? Kể tên các loại nhiệt kế? Nêu GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế y tế?
  • Câu 2: Nước ở thể gì? Cho biết nhiệt độ của hơi nước đang sôi và nước đá đang tan?

3. Bài mới:

Đặt vấn đề: (2 phút)

GV: Kim loại đồng ở thể rắn, lỏng hay khí?

HS: Thể rắn.

GV: Vậy, dựa vào đâu người ta có thể đúc đồng thành những pho tượng cao lớn.

HS: ???

GV: Để biết được điều đó, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu “Sự nóng chảy và sự đông đặc”.

Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự nóng chảy (28 phút)

GV: Để biết thế nào là sự nóng chảy và sự nóng chảy có đặc điểm gì? Thầy và các em cùng tìm hiểu phần I: "Sự nóng chảy”.

GV: Cho HS đọc thí nghiệm SGK/ trang 75.

GV: Treo hình 24.1 Thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến.
GV: Em hãy cho biết thí nghiệm trên gồm những dụng cụ nào?

GV: Nhận xét, bổ sung.

GV: Vì sao người ta không trực tiếp đun nóng ống nghiệm đựng băng phiến mà phải nhúng ống nghiệm vào một bình nước?

HS: Đọc thí nghiệm SGK.

HS: Quan sát.

HS: Thí nghiệm gồm: Giá sắt, đèn cồn, nhiệt kế, bình nước và băng phiến.

HS: Nhận xét.

HS: Để toàn bộ băng phiến trong ống nghiệm nóng đều lên.

I. Sự nóng chảy

Phân tích kết quả thí nghiệm.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm