Giáo án Văn 9: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích theo Công văn 5512

Admin
Admin 01 Tháng hai, 2021

Giáo án Văn 9 Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

Giáo án Văn 9: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích theo Công văn 5512 được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Ngoài ra, Tìm Đáp Án đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Tiết: Tập làm văn

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức:

- Hiểu được đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

- Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

2/Phẩm chất:

- Tự giác học tập và nắm chắc cách làm bài nghị luận theo đúng yêu cầu của thể loại nghị luận đã học.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ tạo lập văn bản

+ Năng lực đọc hiểu Ngữ liệu xác định yêu cầu, nội dung hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Lập kế hoạch dạy học.

- Học liệu: tài liệu, máy chiếu, các truyện trung đại và hiện đại như: Làng..., phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật ông Hai trong đoạn trích "Làng"

- Phương pháp: Đóng vai.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi.

* Nhiệm vụ: HS đóng vai.

* Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi.

* Yêu cầu sản phẩm: một phân cảnh.

* Cách tiến hành:

- Nữ (Mụ chủ nhà):

Giới thiệu hoàn cảnh chương trình.

- Nam (Ông Hai): Đến tham dự chương trình, tóm tắt cuộc sống của ông Hai khi mới lên tản cư... GV bắt dẫn vào bài: Nhân vật ông Hai có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của ông?

Dự kiến trả lời:

- Ông Hai là người yêu làng, yêu nước.

- Ông Hai là người chăm chỉ, chịu khó...

GV: Đó là những nhận xét đánh giá về nhân vật trong truyện, vậy dựa trên cơ sở nào ta có thể đánh giá về nhân vật trong truyện; cách làm bài nghị luận về truyện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

* Mục tiêu: HS nắm được những yêu cầu đối với đề bài nghị luận về tác phẩm truyện.

+ Căn cứ để xác định thể loại, nội dung của đề bài.

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đề bài nghị luận trong SGK để trả lời.

* Phương thức thực hiện: Thảo luận nhóm, đàm thoại.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh.

* Cách thức tiến hành.

- Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

1.GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

- Đọc các đề bài 1, 2, 3, 4, trong sgk

? Xác định vấn đề cần nghị luận? Yêu cầu căn cứ vào đâu để nghị luận? (Mỗi nhóm 1 đề)

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

+ HS đọc yêu cầu

+ HS hoạt động cá nhân

+ HS thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Dự kiến trả lời

* Đề 1- Nhóm 1

- Vấn đề nghị luận: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Yêu cầu: Qua nhân vật Vũ Nương đề xuất những nhận xét về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

* Đề 2- Nhóm 2

- Vấn đề nghị luận: Cốt truyện trong truyện ngắn: Làng- Kim Lân.

- Yêu cầu: Phân tích những đặc điểm nổi bật trong cốt truyện của tác phẩm.

* Đề 3- Nhóm 3

- Vấn đề nghị luận: Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích.

- Yêu cầu: nêu suy nghĩ của bản thân về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích (mở rộng ra thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ) VD: Quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội cũ.

* Đề - Nhóm 4

- Vấn đề nghị luận: Đời sống tình cảm gia đình.

- Yêu cầu: Nêu những suy nghĩ của bản thân về một vấn đề có tính khái quát: đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh.

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện

* Nhiệm vụ: HS theo dõi SGK để trả lời.

* Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, Thảo luận nhóm, đàm thoại.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh.

* Cách thức tiến hành.

Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”- Kim Lân

? Đọc kĩ đề và gạch chân những từ quan trọng?

Xác định thể loại, đối tượng nội dung của đề?

- Thể loại: Nghị luận.

- Đối tượng: Nhân vật ông Hai.

- Nội dung: Truyện ngắn Làng- Kim Lân.

* Tìm ý:

Thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn phủ bàn (12 phút )

GV chia lớp thành 4 nhóm:

Câu hỏi cho nhóm 1,2,3,4 :

Nhóm 1: Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai?

Nhóm 2: Tình yêu làng, yêu nước bộc lộ trong những tình huống nào?

Nhóm 3: Tình yêu ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể nào?

Nhóm 4: Tình yêu làng của ông Hai được tác giả khai thác như thế nào?

? Thông thường một bài văn gồm mấy phần?

1. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

+ HS đọc yêu cầu

+ HS hoạt động cá nhân

+ HS thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày

- Dự kiến trả lời

Nhóm 1:

? Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai?

- Tình yêu làng hoà quyện với tình yêu nước của ông Hai (nét mới trong đời sống tinh thần của người dân trong kháng chiến chống Pháp).

Nhóm 2:

? Tình yêu làng, yêu nước bộc lộ trong những tình huống nào?

- Tình huống thể hiện:

+ Khi nghe tin đồn làng theo giặc.

+ Khi nghe tin cải chính làng kháng chiến.

Nhóm 3:

- Tình yêu làng yêu nước của ông Hai càng chứng tỏ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là kháng chiến toàn diện. Đó là sự thể hiện niềm tin của toàn dân đối với Đảng, đối với cách mạng.

Nhóm 4:

? Tình yêu làng của ông Hai được tác giả khai thác như thế nào?

- Qua cử chỉ, hành động, lời nói của ông Hai.

? Thông thường một bài văn gồm mấy phần?

- Mở bài, thân bài, kết bài.

2 HS phản biện

- Gv đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.

- Gv chốt kiến thức

? Bài nghị luận tác phẩm truyện có bố cục như thế nào? yêu cầu từng phần?

- Mở bài: Giới thiệu khái quát:

+ Tác giả Kim Lân.

+ Tác phẩm: Làng

+ Nhân vật ông Hai.

? Phần thân bài trình bày thành mấy luận điểm?

I- Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

II- Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

1/ Tìm hiểu đề, tìm ý

2. Lập dàn ý

A. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật

B. Thân bài:

- Nêu các luận điểm chính về nội dung nghệ thuật

- Có luận cứ tiêu biểu xác thực để phân tích chứng minh

C. Kết bài: Nêu nhận định đánh giá

3. Viết bài.

4. Đọc bài, sửa chữa.

* Ghi nhớ

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích theo Công văn 5512 

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử Tìm Đáp Án


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!