Giáo án Tin học 8 bài 6: Câu lệnh điều khiển (Tiếp theo)

Admin
Admin 04 Tháng một, 2018

Giáo án Tin học 8 bài 6

Giáo án Tin học 8 bài 6: Câu lệnh điều khiển (Tiếp theo) có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn giáo án Tin học lớp 8.

Tuần: 13

Tiết: 26

BÀI 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KHIỂN (tt)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
  • Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đầy đủ trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.

2. Kĩ năng: Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.

3. Thái độ: Học tập tự giác, ý thức học tập, có tinh thần trách nhiệm, vượt qua khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.

2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

1. Ổn định lớp: (1’)

8A1:……………………………………………………………………………

8A2:……………………………………………………………………………

2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Câu 1: Điều kiện và phép so sánh được sử dụng như thế nào?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: (17’) Tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh.

+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại khi thực hiện một chương trình máy tính sẽ thực hiện như thế nào?

+ GV: Đưa ra ví dụ về câu lệnh chỉ thực hiện khi điều kiện đúng ngược lại không thực hiện khi điều kiện sai và cho HS nhận xét về ví dụ.

+ GV: Nhận xét vấn đề mà ví dụ trên đã nêu ra cho HS hiểu.

+ GV: Xét ví dụ 2/SGK.

+ GV: Phân tích bài toán cho HS nhận biết để thực hiện các bước tiếp theo, yêu cầu HS xác định bài toán.

+ GV: Yêu cầu một số HS trình bày xác định bài toán theo yêu cầu.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ GV: Yêu cầu HS mô tả thuật toán, tính tiền của khách hàng khi mua sách.

+ GV: Gọi một số HS trình bày các bước của thuật toán đưa ra.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ GV: Số tiền của khác hàng thanh toán phụ thuộc vào điều gì?

+ GV: Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện như trên được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu (h. 32a).

+ GV: Xét ví dụ 3/SGK.

+ GV: Phân tích bài toán ở ví dụ 3 cho HS thấy và hiểu được.

+ GV: Yêu cầu HS sửa lại thuật toán ở ví dụ 3.

+ GV: Gọi một số HS trình bày nội dung thực hiện.

+ GV: Cho các bạn khác lắng nghe nhận xét và bổ xung ý kiến.

+ GV: Sửa chữa những sai sót các em mắc phải, nhận xét.

+ GV: Diễn giải, thuyết trình, kích thích sự tư duy để hiểu nội dung kết luận từ ví dụ. Yêu cầu HS phát biểu kết luận từ ví dụ trên.

+ HS: Khi thực hiện một chương trình máy tính sẽ thực hiện tuần tự các câu lệnh.

+ HS: Trong nhiều trường hợp, chúng ta muốn thực hiện một câu lệnh nào đó, nếu điều kiện cụ thể được thỏa mãn; ngược lại nếu điều kiện không thỏa mãn thì bỏ qua câu lệnh.

+ HS: Đọc tìm hiểu ví dụ 2.

+ HS: Xác định bài toán:

- Input: Nếu mua sách > 100 nghìn đồng, khách sẽ được giảm 30% tổng số tiền thanh toán.

- Output: Tính tổng số tiền phải thanh toán.

+ HS: Thuật toán:

Bước 1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.

Bước 2: Nếu T >= 100000, số tiền phải thanh toán là 70%*T.

Bước 3: In ra hóa đơn.

+ HS: Phụ thuộc vào số lượng khác hàng mua.

+ HS: Tập trung chú ý lắng nghe, tư duy để hiểu nội dung kết luận từ ví dụ.

+ HS: Đọc tìm hiểu ví dụ 2.

+ HS: Chú ý lắng nghe tìm hiểu về bài toán.

+ HS: Thuật toán:

Bước 1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.

Bước 2: Nếu T >= 100000, số tiền phải thanh toán là 70%*T. Ngược lại, số tiền phải thanh toán là 90%*T.

Bước 3: In ra hóa đơn.

+ HS: Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện như trên được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ (h. 32b).

4. Cấu trúc rẽ nhánh:

a) Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu:

Ví dụ:

Giáo án Tin học 8 bài 6: Câu lệnh điều khiển (Tiếp theo)

- Nếu điều kiện thỏa mãn thì câu lệnh thực hiện, ngược lại thì bỏ qua câu lệnh.

b) Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ:

Giáo án Tin học 8 bài 6: Câu lệnh điều khiển (Tiếp theo)

- Nếu điều kiện thỏa mản thì câu lệnh 1 thực hiện, ngược lại thì thực hiện câu lệnh 2.

Hoạt động 2: (19’) Tìm hiểu câu lệnh điều kiện.

+ GV: Cho HS tìm hiểu nội dung.

+ GV: Trong ngôn ngữ lập trình, các cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện như thế nào.

+ GV: Nêu và viết cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu.

+ GV: Có thể dịch sang tiếng việt cho HS dễ tiếp thu.

+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại.

+ GV: Yêu cầu HS cho ví dụ.

+ GV: Nêu và viết cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu.

+ GV: Dịch sang tiếng việt cho HS dễ tiếp thu.

+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã được hướng dẫn.

+ GV: Yêu cầu HS hãy nêu một số ví dụ cụ thể.

+ GV: Yêu cầu HS phân tích ví dụ mà em đưa ra.

+ GV: Nhận xét chốt nội dung.

+ HS: Tìm hiểu trong SGK.

+ HS: Trong ngôn ngữ lập trình, các cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện.

+ HS: if <ĐK> then <câu lệnh>;

→ CT sẽ kiểm tra ĐK này, nếu ĐK thỏa mãn, thì CT thực hiện câu lệnh sau từ khóa then, ngược lại câu lệnh bị bỏ qua.

Ví dụ: If a>b then write(a);

+ HS: if <ĐK> then <câu lệnh1> else <câu lệnh2>;

→ CT sẽ kiểm tra ĐK này, nếu ĐK thỏa mãn, thì CT thực hiện câu lệnh sau từ khóa then, ngược lại câu lệnh bị bỏ qua.

Ví du: If a>b then write(a) else write(b);

+ HS: Dựa vào ví dụ GV đưa ra thực hiện phân tích ví dụ.

+ HS: Thực hiện ghi bài vào vở.

5. Câu lệnh điều kiện:

a) Dạng thiếu:

if <ĐK> then <câu lệnh>;

→ Chương trình sẽ kiểm tra ĐK này, nếu ĐK thỏa mãn, thì thực hiện câu lệnh sau từ khóa then, ngược lại câu lệnh bị bỏ qua.

Ví dụ: If a>b then write(a);

b) Dạng đủ:

if <ĐK> then <câu lệnh1> else <câu lệnh2>;

→ Chương trình sẽ kiểm tra ĐK này, nếu ĐK thỏa mãn, thì CT thực hiện câu lệnh 1 sau từ khóa then, ngược lại thực hiện câu lệnh 2 sau từ khóa else.

Ví dụ: If a>b then write(a) else write(b);

4. Củng cố: (3’)

  • Củng cố câu lệnh điều kiện.

5. Dặn dò: (1’)

  • Xem trước nội dung tiếp theo của bài.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

...........................................................................................................................................................


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm