Giáo án Tiếng Việt lớp 1 bài 1: a, c
Giáo án Tiếng Việt lớp 1 sách Cánh Diều
Giáo án Tiếng Việt lớp 1 bài 1: a, c là tài liệu của bộ sách Cánh Diều được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể và chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1 môn Tiếng Việt, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về.
Giáo án Tiếng Việt lớp 1 bài 1: a, c
BÀI 1: A, C
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các năng lực đặc thù – năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết các âm và chữ cái a, c; đánh vần đúng tiếng co mô hình “âm đầu-âm chính”: ca.
- Nhìn tranh, ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, chữ c trong bộ chữ.
- Viết đúng các chữ cái a và c và tiếng ca.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu để minh họa từ khóa, từ trong bài tập hoặc tranh ảnh, mẫu vật, vật thật.
- Bảng cài, bộ thẻ chữ, đủ cho mỗi học sinh làm bài tập 5.
- Bảng con, phấn, bút dạ để học sinh làm bài tập 6 (tập viết).
- Vở Bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1, 2
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | ||||||
1. Khởi động (3 phút) |
| ||||||
- Ổn định | - Hát | ||||||
- Giới thiệu bài: |
| ||||||
Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay các em sẽ học bài đầu tiên: âm a và chữ a; âm c và chữ c. - GV ghi chữ a, nói: a - GV ghi chữ c, nói: c (cờ) | - Lắng nghe
- 4-5 em, cả lớp: a - Cá nhân, cả lớp: c | ||||||
- GV nhận xét, sửa lỗi phát âm cho HS |
| ||||||
2. Các hoạt động chủ yếu. | |||||||
Hoạt động 1. Khám phá | |||||||
Mục tiêu: HS nhận biết các âm và chữ cái a, c; đánh vần đúng tiếng co mô hình “âm đầu-âm chính”: ca. | |||||||
a. Dạy âm a, c. |
| ||||||
- GV đưa lên bảng cái ca - Đây là cái gì? - GV chỉ tiếng ca
- GV nhận xét | - HS quan sát - HS: Đây là cái ca - HS nhận biết c, a - HS đọc cá nhân-tổ-cả lớp: ca | ||||||
- GV chỉ tiếng ca và mô hình tiếng ca
- GV hỏi: Tiếng ca gồm những âm nào?
| - HS quan sát
- HS trả lời nối tiếp: Tiếng ca gồm có âm c và âm a. Âm c đứng trước và âm a đứng sau. | ||||||
* Đánh vần. - Giáo viên hướng dẫn cả lớp vừa nói vừa thể hiện động tác tay: + Chập hai tay vào nhau để trước mặt, phát âm: ca + Vừa tách bàn tay trái ra, ngả về bên trái, vừa phát âm: cờ + Vừa tách bàn tay phải ra, ngả về bên phải, vừa phát âm: a + Vừa chập hai bàn tay lại, vừa phát âm: ca. - GV cùng 1 tổ học sinh đánh vần lại với tốc độ nhanh dần: cờ-a-ca |
- Quan sát và cùng làm với GV - HS làm và phát âm cùng GV - HS làm và phát âm cùng GV - HS làm và phát âm cùng G - HS làm và phát âm cùng GV - HS làm và phát âm cùng GV theo từng tổ. - Cá nhân, tổ nối tiếp nhau đánh vần: cờ-a-ca - Cả lớp đánh vần: cờ-a-ca | ||||||
b. Củng cố: - Các em vừa học hai chữ mới là chữ gì? - Các em vừa học tiếng mới là tiếng gì? - GV chỉ mô hình tiếng ca |
- Chữ c và chữ a - Tiếng ca - HS đánh vần, đọc trơn: cờ-a-ca, ca | ||||||
Hoạt động 2. Luyện tập | |||||||
Mục tiêu: Tự phát hiện và phát âm được tiếng có âm a, âm c; tìm được chữ a, chữ c trong bộ chữ. | |||||||
2.1. Mở rộng vốn từ. (BT3: Nói to tiếng có âm a....) |
| ||||||
a. Xác định yêu cầu - GV nêu yêu cầu của bài tập: Các em nhìn vào SGK trang 6 (GV giơ sách mở trang 6 cho HS quan sát) rồi nói to tiếng có âm a. Nói thầm (nói khẽ) tiếng không có âm a |
- Học sinh lắng nghe yêu cầu và mở sách đến trang 6. | ||||||
b. Nói tên sự vật - GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời học sinh nói tên từng con vật. - GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nói tên tên từng sự vật. - Cho HS làm bài trong vở Bài tập |
- HS lần lượt nói tên từng con vật: gà, cá, nhà, thỏ, lá - HS nói đồng thanh
- HS làm cá nhân nối a với từng hình chứa tiếng có âm a trong vở bài tập | ||||||
c. Tìm tiếng có âm a. - GV làm mẫu: + GV chỉ hình gà gọi học sinh nói tên con vật. + GV chỉ hình thỏ gọi học sinh nói tên con vật. * Trường hợp học sinh không phát hiện ra tiếng có âm a thì GV phát âm thật chậm, kéo dài để giúp HS phát hiện ra. |
- HS nói to gà (vì tiếng gà có âm a)
- HS nói thầm thỏ (vì tiếng thỏ không có âm a) | ||||||
d. Báo cáo kết quả. - GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
| + HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to: gà + HS1 chỉ hình 2- HS2 nói to: cá + HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to: cà + HS1 chỉ hình 4- HS2 nói to: nhà + HS1 chỉ hình 5- HS2 nói thầm: thỏ + HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to: lá | ||||||
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả | - HS báo cáo cá nhân | ||||||
- GV chỉ từng hình yêu cầu học sinh nói. - GV đố học sinh tìm 3 tiếng có âm a (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh) | - HS cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm a, nói thầm tiếng không có âm a. - HS nói (cha, bà, da,...) | ||||||
2.2. Mở rộng vốn từ. (Bài tập 4: Tìm tiếng có âm c (cờ) |
| ||||||
a. Xác định yêu cầu của bài tập |
| ||||||
- GV nêu yêu cầu bài tập: Vừa nói to tiếng có âm c vừa vỗ tay. Nói thầm tiếng không có âm c. | - HS theo dõi | ||||||
b. Nói tên sự vật - GV chỉ từng hình theo số thứ tự mời 1 học sinh nói tên từng con vật. - GV chỉ từng hình yêu cầu cả lớp nhắc tên tên từng sự vật. - GV giải nghĩa từ cú: là loài chim ăn thịt, kiếm mỗi vào ban đêm, có mắt lớn rất tinh) - Cho HS làm bài trong vở Bài tập |
- HS lần lượt nói tên từng con vật: cờ, vịt, cú, cò, dê, cá - HS nói đồng thanh (nói to, nói nhỏ)
- HS lắng nghe - HS làm cá nhân nối a với từng hình chứa tiếng có âm a trong vở bài tập | ||||||
c. Báo cáo kết quả. - GV chỉ từng hình mời học sinh báo cáo kết quả theo nhóm đôi.
| + HS1 chỉ hình 1- HS2 nói to: cờ vỗ tay 1 cái + HS1 chỉ hình 2- HS2 nói thầm: vịt không vỗ tay + HS1 chỉ hình 3- HS2 nói to: cú vỗ tay 1 cái + HS1 chỉ hình 4- HS2 nói to: cò vỗ tay 1 cái + HS1 chỉ hình 5- HS2 nói thầm: dê không vỗ tay + HS1 chỉ hình 6- HS2 nói to: cá vỗ tay 1 cái | ||||||
- GV chỉ từng hình theo thứ tự đảo lộn, bất kì, mời học sinh báo cáo kết quả | - HS báo cáo cá nhân | ||||||
- GV chỉ từng hình yêu cầu học sinh nói.
- GV đố học sinh tìm 3 tiếng có âm c (Hỗ trợ HS bằng hình ảnh) | - HS cả lớp đồng thanh nói to tiếng có âm c, nói thầm tiếng không có âm c. - HS nói (cỏ, cáo, cờ...) | ||||||
2.3. Tìm chữ a, chữ c (Bài tập 5) |
| ||||||
a) Giới thiệu chữ a, chữ c - GV giới thiệu chữ a, chữ c in thường: Các em vừa học âm a và âm c. Âm a được ghi bằng chữ a. Âm c được ghi bằng chữ c (tạm gọi là chữ cờ)- mẫu chữ ở dưới chân trang 6. - GV giới thiệu chữ A, chữ C in hoa dưới chân trang 7. |
- Lắng nghe và quan sát
- Lắng nghe và quan sát | ||||||
b. Tìm chữ a, chữ c trong bộ chữ - GV gắn lên bảng hình minh họa BT 5 và giới thiệu tình huống: Bi và Hà cùng đi tìm chữ a và chữ c giữa các thẻ chữ. Hà đã tìm thấy chữ a. Còn Bi chưa tìm thấy chữ nào. Các em cùng với bạn Bi đi tìm chữ a và chữ c nhé. * GV cho HS tìm chữ a trong bộ chữ - GV kiểm tra kết quả, khen HS đúng - Cho học sinh nhắc lại tên chữ |
- HS lắng nghe
- HS làm cá nhân tìm chữ a rồi cài vào bảng cài. - HS giơ bảng - HS đọc tên chữ | ||||||
* GV cho HS tìm chữ c trong bộ chữ
- GV kiểm tra kết quả, khen HS đúng - Cho học sinh nhắc lại tên chữ * Cho HS làm việc cá nhân khoanh vào chữ a trong bài tập 5 VBT | - HS làm cá nhân tìm chữ c rồi cài vào bảng cài. - HS giơ bảng - HS đọc tên chữ * Làm bài cá nhân | ||||||
Tiết 3 | |||||||
- GV cho cả lớp đọc lại 2 trang vừa học | - HS đánh vần: cờ-a-ca - HS đọc trơn ca - HS nói lại tên các con vật, sự vật | ||||||
2.4. Tập viết (Bảng con – BT 6) |
| ||||||
a. Chuẩn bị. |
| ||||||
- Yêu cầu HS lấy bảng con. GV hướng dẫn học sinh cách lấy bảng, cách đặt bảng con lên bàn, cách cầm phấn khoảng cách mắt đến bảng (25-30cm), cách giơ bảng, lau bảng nhẹ nhàng bằng khăn ẩm để tránh bụi. b. Làm mẫu. | - HS lấy bảng, đặt bảng, lấy phấn theo yc của GV | ||||||
- GV giới thiệu mẫu chữ viết thường a, c cỡ vừa. - GV chỉ bảng chữ a, c | - HS theo dõi - HS đọc | ||||||
- GV vừa viết mẫu từng chữ và tiếng trên khung ô li phóng to trên bảng vừa hướng dẫn quy trình viết: + Chữ c: Cao 2 li, rộng 1,5 li chỉ gồm 1 nét cong trái. Điểm đặt phấn dưới đường kẻ 3. + Chữ a: Cao 2 li, rộng 1,5 li, gồm 2 nét: nét cong kín và nét móc ngược. Điểm đặt bút dưới đường kẻ 3. Từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút lên dòng kẻ 3 viết tiếp nét móc ngược sát nét cong kín đến dòng kẻ 2 thì dừng lại. + Tiếng ca: viết chữ c trước chữ a sau, chú ý nối giữa chữ c với chữ a. | - HS theo dõi | ||||||
c. Thực hành viết - Cho HS viết trên khoảng không
- Cho HS viết bảng con |
- HS viết chữ c, a và tiếng ca lên khoảng không trước mặt bằng ngón tay trỏ. - HS viết bài cá nhân trên bảng con chữ c, a từ 2-3 lần | ||||||
d. Báo cáo kết quả - GV yêu cầu HS giơ bảng con
- GV nhận xét |
- HS giơ bảng theo hiệu lệnh. - 3-4 HS giới thiệu bài trước lớp - HS khác nhận xét | ||||||
- Cho HS viết chữ ca
- GV nhận xét | - HS xóa bảng viết tiếng ca 2-3 lần - HS giơ bảng theo hiệu lệnh. - HS khác nhận xét | ||||||
3. Hoạt động nối tiếp. - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - Về nhà làm lại BT5 cùng người thân, xem trước bài 2 - GV khuyến khích HS tập viết chữ c, a trên bảng con |
- Lắng nghe |
Giáo án sách Cánh Diều
- Giáo án lớp 1 bộ sách Cánh Diều đầy đủ các môn
- Giáo án môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều
- Giáo án môn Toán lớp 1 bộ sách Cánh Diều
- Giáo án môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 bộ sách Cánh Diều
- Giáo án môn Đạo Đức lớp 1 bộ sách Cánh Diều
- Giáo án môn Âm nhạc lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1 sách Cánh Diều
- Giáo án môn Giáo Dục Thể Chất lớp 1 sách Cánh Diều (trọn bộ cả năm)
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Cánh Diều
Ngoài Giáo án Tiếng Việt lớp 1 bài 1: a, c trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng. Các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà Tìm Đáp Án đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tin Học lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.