Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 9: Tập đọc - Đất Cà Mau

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án Tiếng việt lớp 5

Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 9: Tập đọc - Đất Cà Mau được biên soạn chi tiết, kỹ lưỡng giúp học sinh hiểu được toàn bài, nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đồng thời, hiểu được sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau. Mời các thầy cô cùng tham khảo chi tiết.

Tập đọc

Đất Cà Mau

I. Mục tiêu

1. Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật tính chất khắc nghiệt của thiên nhiên và tính cách con người Cà Mau.

2. Đọc hiểu

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu được ý nghĩa của bài: Thiên nhiên Cà Mau đã góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của con người nơi đây.

II. Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK (phóng to). Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi hai HS lên bảng đọc bài Cái gì quý nhất sau đó trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Nhận xét và cho điểm HS.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

- GV đưa bản đồ tự nhiên Việt Nam giới thiệu cho HS biết vị trí của vùng đất HS đang sống và nói qua về đặc điểm thời tiết, thiên nhiên con người ở đó.

- GV chỉ cho HS biết vị trí của vùng Cà Mau trên bản đồ.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát nhận biết vị trí vùng đất Cà Mau trên bản đồ.

- GV đưa ra tranh minh họa phóng to và nói: Mỗi vùng đất có những đặc điểm về thiên nhiên con người khác nhau. Đây là bức ảnh minh họa cho bài tập đọc Đất Cà Mau. Các em hãy quan sát và cho biết tranh vẽ những cảnh vật gì?

- HS quan sát và trả lời: ảnh chụp cảnh vùng đất Cà Mau với những rặng cây bần, cây bình bát, cây đước mọc xanh rì. Nhà cửa của những người dân vùng Cà Mau dựng dọc theo bờ kênh, dưới hàng đước xanh rì. Từ nhà nọ sang nhà kia người ta phải đi trên những cây cầu bắc bằng thân cây.

- GV nói tiếp: Cà Mau là mảnh đất nơi cực nam của nước ta thiên nhiên và con người ở đây như thế nào? Để hiểu rõ điều này chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài Đất Cà Mau.

- HS lắng nghe.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a) Luyện đọc đúng

- GV yêu cầu một HS đọc toàn bài.

- Một HS đọc bài. Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.

- GV chia đoạn để HS luyện đọc.

- HS nhận biết được ba đoạn của bài văn. Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.

- GV gọi ba HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).

- Ba HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc một đoạn của bài.

- GV có thể ghi bảng những từ ngữ HS hay phát âm sai để luyện phát âm cho HS.

- HS luyện đọc các tiếng GV ghi trên bảng lớp .

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2.

- Ba HS đọc nối tiếp bài lần 2, mỗi HS đọc một đoạn của bài. Cả lớp đọc thầm theo dõi và nhận xét bạn đọc.

- GV yêu cầu một HS đọc các từ được chú giải trong SGK.

- GV hỏi HS nêu thêm những từ mà các em chưa hiểu nghĩa, tổ chức cho các em tự giải nghĩa cho nhau hoặc giải nghĩa các từ mà các em không biết. Chẳng hạn:

+ Nẻ chân chim: rạn nứt ra tứ phía trông giống dấu chân chim.

+ Phập phều: không ổn định lúc thế này lúc thế khác.

+ Thượng võ: tỏ ra có khí phách và lòng hào hiệp .

- Một HS đọc to các từ được chú giải. Cả lớp theo dõi trong SGK.

- HS có thể nêu thêm các từ mà các em chưa hiểu nghĩa, các em có thể trao đổi để giải nghĩa cho nhau hoặc nghe GV giải nghĩa.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Hai HS ngồi cùng bàn nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Ba HS nối tiếp đọc nhau đọc từng đoạn của bài trước lớp.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- HS theo dõi giọng đọc của GV.

b) Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Vào mùa mưa (tháng ba, tháng 4), mưa ở Cà Mau có gì khác thường?

- HS đọc thầm và trả lời theo các ý sau:

+ Vào mùa mưa khoảng tháng ba, tháng tư, mưa ở Cà Mau rất thất thường: sáng nắng chiều mưa, đang nắng đó mà mưa đổ ngay xuống đó.

+ Mưa rào rất to và dữ dội nhưng không kéo dài: Mưa rất phũ, hối hả, mưa một hồi rồi tạnh hẳn.

+ Mưa thường đi kèm với gió rất to: trong mưa thường nổi cơn giông.

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Mưa thì thế còn vào mùa khô cái nắng ở Cà Mau được tác giả miêu tả dữ dội như thế nào?

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV và trả lời: Vào mùa nắng, nắng ở Cà Mau cũng rất dữ dội đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt.

- Qua các hiện tượng thiên nhiên như mưa, nắng chúng ta thấy thời tiết khí hậu ở vùng đất Cà Mau như thế nào?

- Thiên nhiên về thời tiết khí hậu ở đây rất khắc nghiệt.

- Với thời tiết, khí hậu khắc nghiệt như vậy cây cối trên vùng đất Cà Mau mọc như thế nào?

- HS trả lời theo các ý sau:

+ Cây cối không mọc riêng lẻ được phải mọc nương dựa vào nhau quây quần thành chòm, thành rặng.

+ Do nhiều giông gió nên rễ cây phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất mới đứng vững được.

+ Cây mọc rất tốt đước mọc san sát, hàng đước xanh rì,..

- Nhà cửa của người dân nơi đây được dựng như thế nào?

- Nhà cửa dựng theo bờ kênh, nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.

- GV đưa lại tranh minh họa bài đọc cho HS quan sát để hiểu rõ hơn về nhà cửa, cây cối đặc biệt là rễ của những cây đước…và nói thêm: Cà Mau là vùng đất sình lầy ngập mặn, sông ngòi chằng chịt nên các cây cối chủ yếu là đước, bình bát, sú, vẹt, chàm…mọc thành rừng và là nơi trú ngụ của nhiều động vật đặc biệt là cá và chim. Giao thông ở đây chủ yếu đi lại bằng xuồng nên nhà cửa thường làm ven theo bờ kênh để đi lại thuận tiện.

- HS quan sát và lắng nghe.

- Để chống chọi lại với hoàn cảnh sống khó khăn khắc nghiệt người dân nơi đây có những tính cách như thế nào?

- HS trả lời theo các ý:

+ Người dân Cà Mau thông minh, giàu nghị lực để chống chọi lại với những khó khăn khắc nghiệt của cuộc sống như thiên nhiên, thời tiết, thú dữ...

+ Họ yêu thích những hành động dũng cảm chinh phục và chế ngự thiên nhiên. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây.

+ Họ đã giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc đó là tinh thần thượng võ của cha ông để khắc phục hoàn cảnh sống khó khăn, khai phá và giữ gìn mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Mỗi đoạn văn trong bài đều tập trung nêu rõ một ý. Hãy đặt tên cho từng đoạn văn.

- HS trao đổi thảo luận theo nhóm đôi, sau đó đại diện một nhóm trả lời các nhóm khác theo dõi nhận xét. HS có thể đặt tên như sau:

* Đoạn 1: Mưa ở Cà Mau.

* Đoạn 2: Cây cối trên đất Cà Mau.

* Đoạn 3: Người dân Cà Mau.

c) Luyện đọc diễn cảm

- Gọi ba HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi bạn đọc.

- Ba HS đọc nối tiếp diễn cảm ba đoạn của bài. Cả lớp theo dõi bạn đọc.

- GV hướng dẫn HS nhận xét để xác lập kĩ thuật giọng đọc diễn cảm của bài.

- HS nhận xét, tìm ra giọng đọc của bài, giọng của nhân vật (như trên).

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn văn sau (GV có thể chọn đoạn văn khác):

Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “cá sấu cản trước mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minhgiàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúclưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.

+ GV đọc mẫu: giọng chậm rãi cảm hứng ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của người dân sống trên mảnh đất Cà Mau.

+ HS lắng nghe và luyện đọc theo yêu cầu của GV.

- Yêu cầu HS đọc theo nhóm toàn bộ bài văn.

- Hai HS một nhóm, luyện đọc cho nhau nghe.

- Thi các nhóm đọc diễn cảm bài văn trước lớp.

- Hai đến ba nhóm HS thi đọc trước lớp.

- GV nhận xét cho điểm từng HS.

3. Củng cố, dặn dò

- Nội dung của bài văn nói về điều gì?

- Thiên nhiên Cà Mau đã góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà mau.

- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài tập đọc và đọc trước bài tập đọc tiếp theo

- HS ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm

Giáo án mới nhất