Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 8: Luyện từ và câu - Luyện tập về từ nghiều nghĩa

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án Tiếng việt lớp 5

Giáo án Tiếng Việt lớp 5 tuần 8: Luyện từ và câu - Luyện tập về từ nhiều nghĩa giúp học sinh hiểu được từ nhiều nghĩa, phân biệt được nó với với từ đồng âm. Qua đó, hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc,nghĩa chuyển) và mối quan hệ giữa chúng. Đồng thời, biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ. Mời các thầy cô tham khảo chi tiêt.

Luyện từ và câu

Luyện tập về Từ nhiều nghĩa

I. Mục tiêu

1. Nhận biết và phân biệt được từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.

2. Hiểu được các nghĩa của từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc, nghĩa chuyển) và mối quan hệ giữa chúng.

3. Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ.

II. Đồ dùng dạy - học

- Bảng phụ chép sẵn nội dung Bài tập 2 để HS làm mẫu trên bảng lớp.

- Bút dạ và giấy khổ to đủ cho HS các nhóm làm bài tập.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- GV gọi HS lên kiểm tra Bài tập 3 (hoặc Bài tập 4) của tiết Luyện từ và câu trước mà các em đã hoàn thiện ở nhà.

- Hai HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.

- GV nhận xét, cho điểm việc làm bài và học bài của HS.

- HS lắng nghe.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu từ nhiều nghĩa, cụ thể là: Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm; giải thích nghĩa của một số từ nhiều nghĩa; đặt câu với từ nhiều nghĩa là tính từ.

- HS lắng nghe.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở.

2. Hướng dẫn HS luyện tập

Bài tập 1

- Gọi HS đọc Bài tập 1.

- Một HS đọc bài. Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK.

- Yêu cầu HS tự làm bài và trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả bài làm của mình.

- HS lên bảng làm bài vào giấy nháp. Làm xong, trao đổi với bạn kết quả bài làm của mình.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- HS lần lượt trình bày kết quả.

- Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung, dựa vào nghĩa của các từ để phân tích, chốt lại lời giải đúng.

- HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Lời giải:

a) Chín

- Từ chín (hoa, quả, hạt phát triển đến mức thu hoạch được) trong câu 1 với từ chín (suy nghĩ kĩ càng) ở câu 3 là hai cách dùng của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ chín (là số 9) ở câu 2.

b) Đường

- Từ đường trong câu 2 (đường dây liên lạc, lối đi của các tín hiệu thông tin) với từ đường trong câu 3 (con đường, lối đi lại của con người) là hai cách dùng của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ đường trong câu 1 (là thức ăn có vị ngọt).

c) Vạt

- Từ vạt trong câu 1 (có nghĩa là mảnh, ở đây là những mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi) với từ vạt ở câu 3 (có nghĩa là mảnh, ở đây là mảnh áo) là hai cách dùng của từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ vạt trong câu 2 (có nghĩa là phạt đi, cắt đứt đi).

- Qua bài tập trên chúng ta rút ra được điều gì?

- Nghĩa của các từ đồng âm khác hẳn nhau còn nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau.

Bài tập 2

- Yêu cầu một HS đọc toàn bài.

- Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.

- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi để làm bài.

- HS làm bài theo nhóm đôi, trao đổi thảo luận với nhau, làm bài ra giấy nháp.

- GV gọi HS trình bày, hướng dẫn HS nhận xét, phân tích, kết luận lời giải đúng.

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả bài làm của nhóm mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

Đáp án:

a) Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

- Từ xuân trong dòng thơ 1 mang nghĩa gốc, chỉ một mùa của năm: mùa xuân.

- Từ xuân trong dòng thơ 2 mang nghĩa chuyển, chỉ sự tươi đẹp.

b) .....khi người ta đã 70 xuân.... từ xuân ở đây được dùng với nghĩa chuyển, xuân có nghĩa là tuổi tác.

Bài tập 3

- Yêu cầu một HS đọc toàn bài.

- Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.

- Yêu cầu HS tự làm bài. Mỗi HS đặt ít nhất hai câu với một từ thể hiện được sự khác biệt về nghĩa của nó.

GV lưu ý HS đặt câu theo đúng nét nghĩa phổ biến đã nêu trong sách.

- HS làm việc cá nhân làm bài vào vở.

- Gọi HS dưới lớp nối tiếp đọc câu văn của mình. GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp hoặc cách dùng từ cho từng HS (nếu có)

- Nhiều HS đọc bài làm của mình.

- Gọi HS nhận xét lựa chọn ra bạn viết câu văn hay, tuyên dương trước lớp.

- HS nhận xét và tuyên dương những bạn có những câu văn hay.

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe.

- Dặn HS về nhà làm lại Bài tập 3 vào vở.

- HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm