Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 31: Tập đọc - Bầm ơi

Admin
Admin 14 Tháng tám, 2019

Giáo án Tập đọc lớp 5

Giáo án Tiếng việt lớp 5 tuần 31: Tập đọc - Bầm ơi được biên soạn chuẩn kiến thức và kĩ năng và giúp các em học sinh hiểu được đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát. Hiểu nội dung bài: tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam. Giáo dục học sinh phải biết thương yêu bố mẹ, học tập tốt để bố mẹ vui lòng. Mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.

Giáo án lớp 5 - Tiếng Việt Tuần 31

Tập đọc - BẦM ƠI

I. Mục tiêu

1- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu lặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.

2- Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu lặng giữa người chiến sĩ ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nới quê nhà

II. Đồ dùng dạy - học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy

Hoạt động học

Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra 2 HS.

H: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì?

H: Vì sao chị út muốn được thoát li?

- GV nhận xét + cho điểm

- HS1 đọc đoạn 1 + đoạn 2 bài Công việc đầu tiên.

- Đó là việc giải truyền đơn

- HS2 đọc phần còn lại

- Chị muốn làm việc thật nhiều cho cách mạng...

1.Giới thiệu bài

- HS lắng nghe

2.Luyện đọc

- HS đọc toàn bài

- HS đọc nối tiếp

- Luyện đọc từ ngữ: mơ phùn, tuyền tuyến...

- Cho HS đọc toàn bài một lượt.

- HS đọc trong nhóm

- GV đọc diễn cảm toàn bài

Giọng trầm lắng, thiết tha, phù hợp với việc diễn tả cảm xúc nhớ thương của người con với mẹ...

- 1 HS đọc toàn bộ bài thơ, lớp theo dõi trong SGK.

- 4 HS đọc nối tiếp (2 lần).

- HS đọc theo nhóm 2 (1 em đọc hai khổ đầu, một em đọc 2 khổ còn lại).

- 1 HS đọc cả bài.

- Một HS đọc chủ giải + giải nghĩa từ đon.

3. Tìm hiểu bài

H: Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?

- GV đưa tranh minh hoạ lên và giới thiệu tranh.

H: Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu lặng.

GV: Những hình ảnh so sánh ấy thể hiện tình cảm của mẹ con thắm thiết, sâu lặng: mẹ thương con, con thương mẹ.

H: Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?

H: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?

H: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh?

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run gvì rét.

Hình ảnh so sánh là:

- Tình cảm của mẹ đối với con: “ Mà non Bầm cấy mấy đon

Ruột gan Bầm lại thương con mấy lần.”

- Tình cảm của con với mẹ

“ Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương Bầm bấy nhiêu!”

- HS có thể phát biểu:

– Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình thương mẹ.

– Anh là người yêu thương mẹ, yêu quê hương, đất nước...

4. Đọc diễn cảm

- Cho HS đọc diễn cảm bài thơ.

- GV đưa hai khổ thơ đầu đã chép sẵn trên bảng phụ lên và hướng dẫn cho HS đọc.

- Cho HS đọc thuộc lòng

- Cho HS thi đọc

- GV nhận xét + khen những Hs đọc thuộc, đọc hay.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài thơ.

- HS nhầm thuộc lòng đoạn, cả bài

- HS thi đọc.

- Lớp nhận xét

5. Củng cố, dặn dò

H: Bài thơ nói lên điều gì?

- GV nhận xét tiết học

- Chuẩn bị tiết sau.

- Bài thơ ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu lặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.

Giáo án Tiếng Việt 5 phần Giáo án Tập đọc tuần 31: Bầm ơi soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy SGK Tiếng Việt 5 trên lớp.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm