Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 30: Tà áo dài Việt Nam
Giáo án Tập đọc lớp 5
Giáo án Tiếng Việt 5 tuần 30: Tà áo dài Việt Nam biên soạn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và có nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào. Hiểu được nội dung ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mời các thầy cô tham khảo.
Giáo án lớp 5 - Tiếng Việt Tuần 30
Tập đọc
Tiết 60: Tà áo dài Việt Nam
I. Mục tiêu:
- Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài Việt Nam.
- Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài, sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền; vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây; sự duyên dáng, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.
- Thái độ: Giáo dục HS quý trọng truyền thống dân tộc với phong cách hiện đại.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK. Tranh ảnh minh hoạ bài học.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
I/Ổn định: KT đồ dùng học tập của HS II- . Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc bài: Thuần phục sư tử, trả lới các câu hỏi. + Nêu nội dung của bài - GV nhận xét, ghi điểm. II- Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc của áo dài Việt Nam với vẻ đẹp độc đáo của nó 2. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài: a/ Luyện đọc: - Gọi 1 HSK đọc bài,kết hợp GV minh hoạ tranh - Cho 4 HS đọc nối tiếp đoạn và luyện đọc các tiếng khó: áo cánh, phong cách, tế nhị, xanh hồ thuỷ, tân thời, y phục. - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn và nêu chú giải - Luyện đọc cặp đôi. - Gọi 1 HS đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. b/ Tìm hiểu bài · Đoạn 1:HS đọc thầm và trả lời câu hỏi Hỏi: Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa? Giải nghĩa từ:mặc áo lối mớ ba, mớ bảy. Ý: Phụ nữ Việt Nam xưa mặc áo dài. · Đoạn 2,3: HS đọc thầm lướt và trả lời câu hỏi Hỏi: Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?(HSTB) Giải nghĩa từ: áo tứ thân, áo năm thân. Ý:Vẻ đẹp của áo dài tân thời. · Đoạn 4: HS đọc thầm và trả lời câu hỏi Hỏi:Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ?(HSG) Giải nghĩa từ:Thanh thoát. Ý: Biểu tượng truyền thống của phụ nữ Việt Nam c/Đọc diễn cảm: - GV Hướng dẫn HS thảo luận nêu cách đọc diễn cảm.
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: " Phụ nữ Việt Nam xưa……. …. . thanh thoát hơn. - Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm. - GV cùng cả lớp nhận xét IV- Củng cố, dặn dò: Nội dung bài văn cho em biết điều gì? GV ghi bảng. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần. - Đọc trước bài: Công việc đầu tiên. |
- 2 HS đọc bài: Thuần phục sư tử, trả lời các câu hỏi. - Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HSK đọc bài, kết hợp xem tranh - 4 HS đọc nối tiếp đoạn và luyện đọc các tiếng khó: áo cánh, phong cách, tế nhị, xanh hồ thuỷ, tân thời, y phục
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn và nêu chú giải - 1 HS G đọc. - Theo dõi
HS đọc thầm và trả lời câu hỏi - Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu ….
- HS đọc thầm lướt và trả lời câu hỏi
- Là áo dài cổ truyền đã được cải tiến gồm hai thân nưng vẫn giữ được vẻ đẹp kín đáo.
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi - Vì như thế phụ nữ Việt Nam đẹp hơn, tự nhiên hơn, mềm mại, thanh thoát hơn.
- HS thảo luận nêu cách đọc. - HS đọc từng đoạn nối tiếp. - HS đọc cho nhau nghe theo cặp. - HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyen và vẻ đẹp thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài. - HS lắng nghe |
Giáo án Tiếng Việt 5 phần Giáo án Tập đọc tuần 30: Tà áo dài Việt Nam soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy SGK Tiếng Việt 5 trên lớp.