Giáo án Ngữ văn bài Thương vợ
Giáo án Ngữ văn lớp 11
Giáo án Ngữ văn bài Thương vợ với nội dung được biên soạn chi tiết cùng cách trình bày khoa học sẽ hỗ trợ thầy cô trong công tác giảng dạy trên lớp. Bài giáo án môn Văn lớp 11 bài Thương vợ này sẽ giúp học sinh hiểu và cảm nhận được tình cảm mà nhà thơ dành cho vợ mình cũng như những người vợ người mẹ Việt Nam khác.
BÀI: THƯƠNG VỢ
- Trần Tế Xương -
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: Vất vả, đảm đang, lặng lẽ, hi sinh vi chồng con.
- Thấy được tình cảm yêu thương, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ nhân cách và tâm sự của nhà thơ.
- Thấy được những thành công về nghệ thuật: Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng ngôn ngữ, hình ảnh của văn học dân gian. Sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào.
II. Phương pháp
- Đặt bài thơ trong đề tài viết về bà Tú của Trần Tế Xương để thấy được nét chung và riêng của bài thơ.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ theo hình tượng nhân vật trữ tình: Hình ảnh bà Tú, hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ.
- Khai thác sắc thái biểu cảm, tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ.
III. Nội dung lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra miệng: Nêu những hiểu biết của em về hai nhà thơ Nguyên Khuyến và Trần Tế Xương?
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Hỏi: Ở phần tiểu dẫn trong SGK cho ta biết những điều gì về tác giả? Trần Tế Xương? Con người? Năm sinh - mất? Quê quán? Sự nghiệp? Con người?
GV: Gọi 2-3 HS đọc diễn cảm bài thơ và nhận xét? GV đọc lại cả bài. - Các chú thích lồng trong khi tìm hiểu văn bản. - Hỏi: Sau khi đọc xong, em thấy bài thơ có mấy nhân vật trữ tình? (Gợi cho HS nói hình ảnh bà Tú). - Hỏi: Tại sao hình ảnh bà Tú hiện lên trong bài thơ với bao vất vả trong cuộc sống gia đình mà lại nói tình thương của ông Tú đối với vợ? |
A. Tìm hiểu tiểu dẫn: - Định hướng cho học sinh nắm được những ý chính nêu trong SGK. Giáo viên nhấn mạnh đến: Hình ảnh bà Tú trong thơ của Tú Xương. Giá trị bài thơ Thương vợ: Bài thơ trở về với cội nguồn cảm hứng dân gian để nói lên cái tình thương vợ rất sâu sắc và còn là thái độ tự biết mình một cách hồn nhiên, chân thật của Tú Xương.
B. Đọc, tìm hiểu bài thơ: 1. Đọc: Yêu cầu đọc phù hợp với nội dung cảm xúc: Xót thương, cảm phục khi nói về nỗi vất vả, sự đảm đang, chu đáo của bà Tú. Mỉa mai, tự trào khi nói về mình, vừa hóm hỉnh, vừa thương xót. III. Đọc, tìm hiểu chi tiết 1. Nội dung: a. Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú (trọng tâm). *Nỗi vất vả của bà Tú: - Định hướng: Bởi có lòng thương cảm sâu sắc và thấu hiểu nỗi cực nhọc của vợ mà ông Tú mới mô tả được chân thực và cảm động như vậy về nỗi khổ của bà Tú. |
Tài liệu liên quan tới tác phẩm Thương vợ:
- Soạn bài lớp 11: Thương vợ
- Soạn văn rút gọn lớp 11 bài: Thương vợ
- Hoàn cảnh ra đời Thương vợ (Trần Tế Xương)
- Sơ đồ tư duy Thương vợ
- Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thương vợ
- Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 8: Thương vợ