Giáo án Ngữ văn 9 bài 53: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9
Giáo án Ngữ văn 9 bài 53: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự được TimDapAnsưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
3. Thái độ: Tích cực vận dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách GK, giáo án
- HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
*Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG |
*HĐ1. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. HS đọc đoạn trích. * Trong 3 câu đầu đoạn trích ai nói với ai? Có mấy người tham gia? Dấu hiệu nào cho biết đó là một cuộc trò chuyện? * Câu: “Hà, nắng gớm, về nào” ông Hai nói với ai? Có phải là câu đối thoại không? Vì sao? Tìm câu tương tự? - HS trình bày - GV nhận xét. GV dùng bảng phụ So sánh các câu sau: là câu hỏi ai? Tại sao không có dấu gạch đầu dòng? - HS trình bày * Vậy theo em cho biết các hình thức đối thoại trên có tác dụng gì trong việc thể hiện diễn biến câu chuyện? - HS trình bày - GV nhận xét bổ sung *Cho biết đối thoại, độc thoại độc thọại nội tâm có vai trò trong VB tự sự? Phân biệt từng loại? đối thoại? độc thoại? độc thoại nội tâm? (HS phân biệt các loại đối thoại - độc thoại) - GV nhấn mạnh chốt KT - HS đọc ghi nhớ SGK. *Hoạt động 2: hướng dẫn luyện tập II/ Luyện tập. GV hướng dẫn HS giải quyết BT 1, 2 SGK => khắc sâu KT cơ bản. * BT 1: Phân tích tác dụng của các hình thức đối thoại? - Trong lượt lời của đoạn đối thoại có 3 lượt trao (của bà Hai); 2 lượt đáp (của ông Hai) ÞNổi bật tâm trạng chán chường, buồn bả, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng theo giặc. * BT 2: Viết đoạn văn có dùng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm? Đọc 1 số bài, rồi phân tích cách sử dụng. |
I. Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. a. – 3 câu đầu miêu tả cuộc đối thoại của những người phụ nữ tản cư. Có 2 người PN tham gia. - Có 2 lượt lời đối thoại, trước mỗi lượt lời đều xuống dòng, gạch đầu dòng. b. - Là câu nói trống không (buâng quơ) của ông Hai, không hướng tới ai. Cũng không có ai đáp lại. Do đó chỉ là lời độc thoại (mình nói cho mình nghe). Câu nói là cớ để ông Hai lãng tránh câu chuyện của người phụ nữ tản cư. - Câu: Chúng bay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm Việt gian bán nước để nhục nhã thế này! -> câu độc thoại. c. + Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu… => Đây là những câu ông Hai tự hỏi chính mình là mạch ngầm diễn ra trong đầu óc ông Hai, thể hiện tâm trạng đau đớn dằn vặt của ông khi nghe tin làng theo giặc. Vì không phát ra thành tiếng, không có lượt lời, không có gạch đầu dòng. => Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm ghét của những người tản cư, - Các hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm giúp nhà văn khắc hoạ được sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. - Đối thoại - Độc thoại - Độc thoại nội tâm => là những hình thức quan trọng để thể hiện NV trong VB tự sự + Đối thoại: Là hình thức đối lập trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Qua mỗi lời trao và đáp án có dấu gạch đầu dòng. + Độc thoại: Là lời của một người nào đó nói với chính mình, hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng. Trong độc thoại có độc thoại thành lời, phía trước có dấu gạch ngang đầu dòng và độc thoại nội tâm không thành lời, không có gạch đầu dòng. (chỉ diễn ra trong suy nghĩ) * Ghi nhớ: SGK |
IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Khi nào dùng lời đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm?
*HD: Học bài, chuẩn bị bài Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.