Giáo án Ngữ văn 12 bài Ôn tập phần tập làm văn

Admin
Admin 10 Tháng ba, 2016

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12

Giáo án Ngữ văn 12 bài Ôn tập phần tập làm văn giúp cho quá trình truyền đạt tri thức đến các em học sinh cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, các em sẽ nhanh chóng hiểu được cách viết các kiểu văn bản được học ở THPT, viết được các kiểu văn bản đã học, đặc biệt là văn bản nghị luận.

Giáo án Ngữ văn 12 bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

Giáo án Ngữ văn 12 bài Tổng kết phần tiếng việt - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh

  • Hệ thống hoá tri thức về cách viết các kiểu văn bản được học ở THPT.
  • Viết được các kiểu văn bản đã học, đặc biệt là văn bản nghị luận.

B. CHUẨN BỊ

1. Phương tiện dạy học: SGK, GA, Phiếu học tập ...

2. Thiết bị:

3. Phương pháp: ôn tập, trao đổi, vấn đáp

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị cho bài ôn tập ở nhà của học sinh.

3. Bài mới

* Lời vào bài

Trong chương trình THPT, chúng ta đã được học một số kiểu loại văn bản, đặc biệt là văn bản nghị luận. Trong tiết học này, chúng ta sẽ dành thời gian để hệ thống lại kiến thức và vận dụng kiến thức để luyện tập. Hy vọng sau khi rời ghế nhà trường, các em sẽ có được các kĩ năng thành thạo trong việc viết các loại văn bản.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập các tri thức chung I. ÔN TẬP CÁC TRI THỨC CHUNG

1. GV yêu cầu HS nhớ lại và thống kê các kiểu loại văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THPT và cho biết những yêu cầu cơ bản của các kiểu loại đó.

- HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm thống kê một khối lớp) và các nhóm lần lượt trình bầy.

- GV đánh giá quá trình làm việc của HS và nhấn mạnh một số kiến thức cơ bản.

1. Các kiểu loại văn bản

a. Tự sự: Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân- quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ,...

b. Thuyết minh: Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả,... của sự vật, hiện tượng, vấn đề,... giúp gười đọc có tri thức và thái độ đúng đắn đối với đối tượng được thuyết minh.

c. Nghị luận: Trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá,... đối với các vấn đề xã hội hoặc văn học qua các luận điểm, luận cứ, lập luận có tính thuyết phục.

Ngoài ra, còn có các loại văn bản: Kế hoạch cá nhân, quảng cáo, bản tin, văn bản tổng kết,...


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Giáo án mới nhất