Giáo án Ngữ văn 12 bài Tổng kết phần tiếng việt - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Admin
Admin 10 Tháng ba, 2016

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 12

Giáo án Ngữ văn 12 bài Tổng kết phần tiếng việt - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ giúp học sinh nắm vững nội dung bài học như hệ thống hóa được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đã học trong chương trình Ngữ văn THPT.

Giáo án Ngữ văn 12 bài Văn bản tổng kết

Giáo án Ngữ văn 12 bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học

TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

  • Hệ thống hóa được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đã học trong chương trình Ngữ văn THPT.
  • Nâng cao thêm năng lực giao tiếp bằng Tiếng Việt ở 2 dạng nói và viết và ở 2 quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản.

II. Dự kiến phương pháp tiến hành lên lớp:

1. Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ

2. Phương pháp: phát vấn, gợi mở, thảo luận.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định:

  • Kiểm tra số hs.
  • Kiểm tra vệ sinh, nề nếp.

2. Kiểm tra bài cũ:

Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ hành chính. Hãy kể tên một số loại văn bản hành chính thường liên quan đến việc học tập trong nhà trường.

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt

Tiết 1: GV gợi dẫn để hs nhớ lại các vấn đề đã học:

VD1: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng/ Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

- HĐGT trên diễn ra giữa các nvật gtiếp nào?

- Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

Hs căn cứ vào VD để trả lời

Hs suy nghĩ trả lời

Xác định các quá trình của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở VD1

Hs thảo luận nhóm trả lời.

Hs phân tích, so sánh, rút ra kết luận.

A. Nội dung cơ bản cần nắm vững:

I. Hoạt động giao tiếp: Các nhân tố và các quá trình của hoạt động giao tiếp:

1. HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động.

2. Các quá trình của HĐGT bằng NN:

  • Quá trình tạo lập văn bản: do người nói hay người viết thực hiện.
  • Quá trình lĩnh hội văn bản: do người nghe hay người đọc thực hiện.
  • Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau.

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!