Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 2

Admin
Admin 05 Tháng mười một, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 2: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

  • Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí.
  • Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.

B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề - Phát vấn.

C. CHUẨN BỊ.

Giáo viên: Soạn giáo án.

Học sinh: Soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Hội dung

- Giáo viên ghi đề bài lên bảng và yêu cầu học sinh tập trung tìm hiểu các khía cạnh sau:

--Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

-Nêu những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi sau:

+Thế nào là sống đẹp? (Gợi ý: về lý tưởng tình cảm hành động).

+ Vậy sống đẹp là gì?

Bài học rút ra?

- Cách làm bài nghị luận?

*Giáo viên giảng rõ:

-Giải thích khái niệm của đề bài (ví dụ ở đề trên đã dẫn, ta phải giải thích sống đẹp là thế nào?).

-Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra (tại sao lại đặt ra vấn đề sống có đạo lí, có lí tưởng và nó thể hiện như thế nào?

-Suy nghĩ cách đặt vấn đề ấy có đúng không? (Hay sai) Chứng minh nên ta mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - Một khía cạnh. Ví dụ làm thế nào để sống có lí tưởng, có đạo lí hoặc phê phán cách sống không có lí tưởng, hoài bão, thiếu đạo lí) này phải cụ thể sâu sắc, tránh chung chung. Sau cùng của suy nghĩ là nêu ý nghĩa vấn đề.

-Vấn đề mà cố thủ tướng ấn Độ nêu ra là gì? Đặt tên cho vấn đề ấy?

I. Tìm hiểu chung:

1. Khái niệm:

-Nghị luận về một tư tưởng đạo lý là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời:

-Tư tưởng đạo lí trong cuộc đời bao gồm:

+Lí tưởng (lẽ sống).

+Cách sống.

+Hoạt động sống.

+Mối quan hệ giữa con người với con người (cha mẹ, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác) ở ngoài xã hội có các quan hệ trên dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè.…

2. Yêu cầu làm bài văn về về tư tưởng đạo lí:

a. Hiểu được vấn đề cần nghị luận, ta phải qua bước phân tích, giải đề, xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện.

+Hiểu được vấn đề nghị luận là gì

Ví dụ: "Sống đẹp là thế nào hỡi bạn”

-Muốn tìm thấy các vấn đề cần nghị luận, ta phải qua các bước phân tích, giải đề xác định được vấn đề, với đề trên đây ta thực hiện.

+Thế nào là sống đẹp?

*Sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, phù hợp với thời đại, xác định vai trò trách nhiệm.

*Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú và hài hoà.

*Có hành động đúng đắn.

-Suy ra: Sống đẹp là sống có lí tưởng đúng đắn, cao cả, cá nhân xác định được vai trò trách nhiệm với cuộc sống, có đời sống tình cảm hài hoà phong phú, có hành động đúng đắn. Câu thơ nêu lên lí tưởng và hành động và hướng con người tới hành động để nâng cao giá trị, phẩm chất của con người.

b. Từ vấn đề nghị luận xác định người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí bàn bạc, so sánh bãi bỏ nghĩa là áp dụng nhiều thao tác lập luận.

c. Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề.

d. Yêu cầu vô cùng quan trọng là người thực hiện nghị luận phải sống có lí tưởng và đạo lí.

3. Cách làm bài nghị luận:

a. Bố cục: Bài nghị luận về tư tưởng đạo lí cũng như các bài văn nghị luận khác gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

b. Các bước tiến hành ở phần thân bài: phụ thuộc vào yêu cầu của thao tác những vấn đề chung nhất.

II. Củng cố.

III. Luyện tập.

Câu 1:

Vấn đề mà Nê -ru cố Tổng thống Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện ở con người. Dựa vào đây ta đặt tên cho văn bản là:

-Văn hoá con người.

-Tác giả sử dụng các thao tác lập luận.

+Giải thích +chứng minh.

+Phân tích +bình luận.

+Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá” Giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh).

+Những đoạn còn lại là thao tác bình luận.

+Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.

Câu 2:

-Sau khi vào đề bài viết cần có các ý:

*Hiểu câu nói ấy như thế nào?

Giải thích khái niệm:

-Tại sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, vạch phương hướng cho cuộc sống của thanh niên ta và nó thể hiện như thế nào?

-Suy nghĩ.

+Vấn đề cần nghị luận là đề cao lí tưởng sống của con người và khẳng định nó là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người.

+Khẳng định: đúng.

+Mở rộng bàn bạc.

*Làm thế nào để sống có lí tưởng?

*Người sống không có lí tưởng thì hậu quả sẽ ra sao?

*Lí tưởng của thanh niên ta hiện nay là gì?

-Ý nghĩa của lời Nê-ru.

*Đối với thanh niên ngày nay?

*Đối với con đường phấn đấu lí tưởng, thanh niên cần phải như thế nào?


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!