Giáo án Ngữ văn 10: Lập dàn ý bài văn tự sự

Admin
Admin 22 Tháng ba, 2019

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 4: Lập dàn ý bài văn tự sự

Giáo án Ngữ văn 10: Lập dàn ý bài văn tự sự được biên soạn một cách rõ ràng và chi tiết bởi nhiều giáo viên khác nhau sẽ là những tài liệu hữu ích cho các giáo viên tham khảo. Chúc quý thày cô có những bài dạy hay!

Tiết 13 Ngày soạn:.....................

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Biết cách lập dàn ý khi triển khai bài văn tự sự.

B. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:

  • Dàn ý và các yêu cầu của việc lập dàn ý.
  • Yêu cầu của mỗi phần trong dàn ý.

2. Kỹ năng:

  • Xây dựng được dàn ý cho một bài văn tự sự theo các phần: mở bài, thân bài, kết bài.
  • Vận dụng được các kiến thức đã học về văn tự sự và vốn sống của bản thân để xây dựng dàn ý.

3. Phương tiện: SGV, SGK, chuẩn kiến thức kỹ năng, thiết kế bài giảng.

C. NỘI DUNG LÊN LỚP:

1. Kiểm tra bài cũ (3 phút):

Muốn tạo lập văn bản phải chú ý đến những vấn đề gì?

2. Bài mới (40 phút):

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành ‎ tưởng, dự kiến cốt truyện

- GV: Chia theo các nhóm, cùng thảo luận, sau đó trả lời câu hỏi.

- HS: Thảo luận.

- GV: Hình thức ý tưởng dự kiến cốt truyện.

- GV: Học sinh đọc phần trích, trả lời câu hỏi.

- GV: Nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?

- HS: Nhóm lên bảng trình bày.

- GV: Qua lời kể của Nguyên Ngọc, các em học được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự ?

- HS: Trình bày nhóm, đại diện trình bày.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý

- GV: Khái quát công việc lập dàn ý.

- GV:Cho học sinh đọc câu chuyện 1, lập dàn ý cho bài văn kể về 1 trong 2 câu chuyện trên.

- HS: Trình bày.

- GV: nhận xét, bổ sung ý kiến.

Hoạt động 3: Củng cố, tổng kết

HS đọc ghi nhớ SGK/46

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập

GV hướng dẫn HS làm bài tập

I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.

1. Nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình “thai nghén” cho truyện ngắn “Rừng xà nu”

- Phải hình thành ý tưởng từ một sự việc có thật, một nguyên mẫu có thật (cuộc khởi nghĩa của anh Đề)

- Đặt tên nhân vật cho có “không khí” của núi rừng Tây Nguyên (Tnú).

- Dự kiến cốt truyện: “bắt đầu bằng một khu rừng xà nu và kết thúc bằng một cánh rừng xà nu”...

- Hư cấu các nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết.

- Xây dựng tình huống điển hình: “Mỗi nhân vật phải có một nổi đau riêng, bức bách và dữ dội”. Xây dựng chi tiết điển hình: “Đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục ngay xuống trước mắt Tnú”.

2. Qua lời kể học tập được.

- Để viết một văn bản tự sự, cần phải hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện.

- Tiếp theo là phải huy động để hư cấu một nhân vật, sự việc và đặc biệt là mối quan hệ giữa các nhân vật giữa các sự việc ấy.

- Tiếp theo phải xây dựng được: “tình huống điển hình” và “chi tiết điển hình” để câu chuyện có thể phát triển một cách lôgích và giàu kịch tính.

- Cuối cùng là việc lập dàn ý: mở bài, thân bài, kết bài.

II/ Lập dàn ý:

- Sắp xếp ý, tìm được trật tự thích hợp, xác định mức độ trình bày mỗi ý

- Câu chuyện 1: ánh sáng

- Mở bài:

+ Chị Dậu hớt hải chạy về phía làng mình trong đêm tối.

+ Về tới nhà, thấy 1 người lạ đang nói chuyện với chồng.

+ Vợ chồng gặp nhau vừa mừng, vừa tủi.

- Thân bài:

+ Người khách lạ - cán bộ Việt minh tìm đến hỏi thăm tình cảnh gia đình anh Dậu.

+ Giảng giải vì sao dân mình khổ, muốn hết khổ phải làm gì; nhân dân xung quanh vùng họ đã làm được gì, như thế nào?

+ Thỉnh thoảng ghé thăm gia đình anh Dậu, mang tin mới, khuyến khích chị Dậu.

+ Chị Dậu vận động những người xung quanh.

+ Chị dẫn đầu đoàn người phá kho thóc Nhật.

- Kết bài:

+ Chị Dậu và cả xóm làng chuẩn bị mừng ngày tổng khởi nghĩa

+ Chị Dậu đón cái Tý trở về.

* Ghi nhớ: SGK/ 46

III/ Luyện tập:

Ví dụ:

- Mở bài: Nam - ngồi 1 mình ở nhà vì bị đình chỉ học tập

- Thân bài:

+ Nam nghĩ về những khuyết điểm: trốn học đi chơi, lêu lổng với bạn.

+ Gần 1 tuần bỏ học: bài vở không nắm được, điểm xấu, hạnh kiểm yếu học kì I.

+ Nhờ sự nghiêm khắc của bố mẹ, sự giúp đỡ của thầy, bạn → Nam đã thấy lỗi lầm, chăm học hành, tu dưỡng → đạt học sinh tiên tiến.

- Kết bài:

+ Suy nghĩ của Nam sau giờ phát thưởng

+ Bạn rủ đi chơi xa, Nam từ chối khéo.

3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (2 phút)

  • Dặn dò:
    • Học thuộc bài
    • Về nhà lập dàn ý các đề bài phần luyện tập SGK/ 46.
  • Chuẩn bị bài mới: “Uy –lít-xơ trở về”.

RÚT KINH NGHIỆM

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
...........................................................................................................................

Tài liệu liên quan cùng tác phẩm Lập dàn ý bài văn tự sự: Soạn văn 10 bài Lập dàn ý bài văn tự sự


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!