Giáo án nghề Tin học văn phòng lớp 11 - Bài 26
Giáo án nghề Tin học văn phòng 11 bài 26
Giáo án nghề Tin học văn phòng lớp 11 - Bài 26 là tài liệu giáo án điện tử lớp 11 hay nằm trong chương trình giáo dục hướng nghiệp 11, phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả. Mời quý thầy cô cùng tham khảo để chuẩn bị bài soạn giảng hiệu quả và dễ dàng hơn.
GIÁO ÁN TIN HỌC VĂN PHÒNG LỚP 11
BÀI 26: SỬ DỤNG CÁC HÀM LOGIC
Tiết: 73, 74, 75 Ngày soạn
A/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
- Kiến thức: Hiểu mục đích sử dụng và cách nhập một vài hàm lôgic phổ biến.
- Kỹ năng: Thực hiện được các tính toán có điều kiện với các hàm lôgic.
B/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Máy tính và máy chiếu.
- Sách giáo khoa và tài liệu.
- Bảng.
C/ NỘI DUNG
I/ Tổ chức lớp học: ổn định lớp và kiểm tra sĩ số.
II/ Kiểm tra bài cũ: Thực hiện kết hợp trong quá trình học.
III/ Tiến trình học.
TIẾT 73
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
ĐVĐ: Đưa ra ví dụ về giải phương trình bậc 2: ax2+bx+c=0. → Yêu cầu đưa ra cách giải. → Với những bài toán có sử dụng điều kiện tham gia tính toán trong bảng tính giải quyết như thế nào? Bài học Xây dựng trang tính để giải PTb2 → Muốn đưa ra điều kiện sử dụng delta cần sử dụng hàm điều kiện. - Nhập dữ liệu và tiến hành so sánh các ô để hs quan sát về cách sử dụng hàm if.
|
Quan sát bài toán và đưa ra cách giải giải bài toán PTb2.
Ghi bài Bài 26: Sử dụng các hàm lôgic I/ Hàm If 1) Mục đích: - Muốn thu được 1 trong 2 giá trị kết quả dựa vào phép so sánh (biểu thức điều kiện) nào đó. - Giá trị có thể là hằng (số hay chuỗi kí tự) hoặc là biểu thức toán học. 2) Cú pháp: a) =if(phép so sánh<dấu> giá trị 1<dấu> giá trị 2) b) Chú ý: - <dấu>: Có thể là dấu , hoặc ; tuỳ vào cách đặt của mỗi máy. - Để biết chính xác nếu gọi đúng tên hàm thì sẽ xuất hiện cấu trúc chỉ dẫn người làm. - Phép so sánh đúng hàm if trả ra giá trị 1; nếu sai trả ra giá trị 2. 3) Ví dụ: =if(8>9, “Đúng”, “Sai”) àKq = Sai. =if(8>9, 1,0) àKq = 0 |
- Đưa ra ví dụ giải phương trình bậc nhất với các bộ dữ liệu cụ thể. - Quá trình xây dựng công thức cần hs tham gia là chủ yếu để các em biết cách sử dụng hàm if trong trường hợp như thế nào. |
II/ Sử dụng hàm if lồng nhau 1) Mục đích: - Với mỗi hàm if chỉ trả ra 1 trong 2 giá trị dựa vào phép so sánh. - Nếu việc thu 1 trong nhiều giá trị (hơn 2 giá trị) cần sử dụng các hàm if lồng nhau. - Có thể giá trị 2 lại là 1 hàm if, tiếp tục có thể xảy ra nếu vẫn còn cần loại trừ giá trị nữa. 2) VD: Trong ô A1 chứa điểm trung bình của hs. Đưa ra xếp loại vào ô B1 Trong ô B1 gõ =if(A1>=8; “giỏi”;if(A1>=6,5; “khá”;if(A1>=5; “TB”;if(A1>=3,5; “Yếu”; “Kém”)))). |
- Lấy ví dụ tính doanh thu của mỗi loại vé máy bay trong 10 ngày. - Cho bảng tính với đầy đủ thông tin và tiến hành sử dụng hàm sumif để tính toán → Hàm sumif giúp người làm có thể giải quyết tốt hơn và nhanh hơn. |
III/ Hàm Sumif. 1) Mục đích: Muốn tính tổng các giá trị dựa vào giá trị nào đó. 2) Cú pháp: =sumif(<cột so sánh><dấu><Tiêu chuẩn><dấu><cột lấy tổng>) 3) Nhiệm vụ: - Hàm if: Lấy giá trị của <cột lấy tổng> tương ứng với giá trị của <Tiêu chuẩn> nằm trong <cột so sánh>. - Hàm sum: Cộng các giá trị mà hàm if tìm thấy được. |
TIẾT 74 - 75
Hoạt động GV |
Hoạt động HS |
- Yêu cầu hs tự nhập lấy 10 bộ và xây dựng trang tính với các cột chứa đủ thông tin cần thiết. - Đưa ra 1 số gợi ý còn lại yêu cầu hs tự làm để các em biết cách khai thác và sử dụng những gì đã có.
- Tương tự cũng đưa ra 1 số việc cần làm.
- Cung cấp cho hs tên và mã của 1 số loại mặt hàng, số lượng bán ra của mỗi loại trong 5 ngày → Yêu cầu lập trang tính và tiến hành tính toán theo yêu cầu bài. - Luôn nhắc hs cần lưu bài làm. |
IV/ Thực hành Bài 1: Giải PT bậc 2: ax2+bx+c = 0 với 10 bộ dữ liệu a, b, c. Bài 2: Mở bảng tính Nghe_lop11A và tạo thêm cột chức vụ, ưu tiên: a) Với cột chức vụ: Nếu bạn nào là - Lớp trưởng nhập LT. - Lớp phó nhập LP. - Bí thư nhập BT. - Tổ trưởng nhập TT. b) Với cột ưu tiên hãy tính như sau: - Nếu là lớp trưởng được 1 - Lớp phó hoặc bí thư được 0,8 - Tổ trưởng được 0,5 Bài 3: ở bảng tính Nghe_lop11A tiếp tục. a) Hãy tính lại điểm tổng kết: điểm trung bình + ưu tiên b) Tạo thêm cột xếp loại và xét loại của mỗi hs. Bài 4: Tạo bảng tính hang_hoa và làm theo các yêu cầu sau. a) Nhập thông tin về các mặt hàng bánh kẹo (tên, mã). b) Tạo danh sách đưa ra số lượng bán của mỗi mặt hàng trong từng ngày. Thực hiện việc này trong 5 ngày. c) Tính số tiền thu được mỗi loại mặt hàng. |
D/ CỦNG CỐ VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ.
- Yêu cầu hs cần nắm được cấu trúc và mục đích sử dụng các hàm này.
- Nhấn mạnh: Những bài toán muốn thu được kết quả dựa theo điều kiện việc dùng hàm if là cần thiết.
- Trong trường hợp kết quả cần thu được có nhiều hơn 2 trường hợp cần dùng cấu trúc if lồng nhau để thu được kết quả cần.