Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 5 - Bài 3: Thương người như thể thương thân
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 5 - Bài 3
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 5 - Bài 3: Thương người như thể thương thân được TimDapAntổng hợp và biên tập giúp các thầy cô giáo có thêm tư liệu soạn giáo án điện tử lớp 5 và tiết kiệm thời gian chuẩn bị tiết học. Mời quý thầy cô tham khảo.
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 5
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 5 - Bài 2: Thân thiện với bạn bè, nhường nhịn em nhỏ
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 5 - Bài 4: Tôn trọng người lao động
THANH LỊCH - VĂN MINH
Bài 3: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Học sinh nhận thấy cần biết cách ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
2. Học sinh có kĩ năng:
- Chào hỏi lễ phép, thân thiện khi giao tiếp với người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với những việc làm cụ thể, vừa sức với mình.
- Biết cách ứng xử tế nhị tránh làm tổn thương.
3. Học sinh chủ động thể hiện thái độ ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn ở mọi nơi, mọi lúc.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong sách HS.
- Video clip có nội dung bài học (nếu có).
- Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1: Kiểm tra bài cũ (2’) * Mục tiêu: Giúp HS phát huy kiến thức đã học liên quan tới bài mới. * Các bước tiến hành: Bước 1: GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức liên quan đến cách ứng xử với người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn ta cần làm gì? - Giúp đỡ người khuyết tật. - Tham gia các hoạt động nhân đạo giúp đỡ người khuyết tật. Bước 2: GV nhận xét và dẫn dắt tới nội dung bài mới. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài (3’) * Mục tiêu: Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học. * Cách tiến hành: GV đề nghị HS hát bài “Trái đất này là của chúng mình”. GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Thương người như thể thương thân”. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi (9’). * Mục tiêu: HS hiểu cần có thái độ ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ khi giao tiếp với người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn. * Các bước tiến hành: Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện, SHS 11, 12. Bước 2: HS trình bày kết quả. GV kết luận theo các câu hỏi gợi ý sau: - Bạn Lan đã hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào lũ lụt như thế nào? (SHS tr.12) (Lan mang mấy bộ quần áo và một ít đồ dùng học tập) - Bạn Hùng đã nói gì khi thấy bạn Lan ủng hộ đồng bào bão lụt? (Hùng nói: “Cậu mang những gì mà gói đẹp thế?) - Lan đã giúp Hùng hiểu ra điều gì? (SHS tr.12) (Khi giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn phải có thái độ ứng xử tế nhị, trân trọng, để thể hiện tình cảm chân thành của mình) - Với người khuyết tật, người gặp khó khăn ta phải có thái độ thế nào? (Phải thân thiện, cởi mở, khi giúp đỡ phải chú ý cư xử tinh tế, tránh làm tổn thương). Bước 3: GV hướng dẫn HS rút ra nội dung lời khuyên, SHS trang 13. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3: Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu: Giúp HS biết nhận xét về những hành vi của cá nhân mình trong việc ứng xử với người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn. * Các bước tiến hành: Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 1, SHS trang 12. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng trường hợp (các hành vi trong từng trường hợp đều biểu hiện sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ với những người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn, thể hiện nét văn hóa thanh lịch, văn minh). Bước 3: GV liên hệ thực tế HS. Hoạt động 4: Trao đổi, thực hành (8’). * Mục tiêu: Giúp HS nhận biết và thực hiện các hành vi giao tiếp ứng xử tế nhị với người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn. * Các bước tiến hành. Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập 2, SHS trang 12. Bước 2: HS trình bày kết quả. GV nhận xét và động viên HS (GV giúp HS nhận diện cách ứng xử tinh tế, lịch thiệp,…). Bước 3: GV liên hệ với thực tế của HS. 3. Củng cố - dặn dò (3’). - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 4: Tôn trọng người lao động. |
Nêu miệng
Ghi bài.
2-3 Hs đọc truyện, thảo luận theo bàn, đại diện nêu kết quả, nhận xét, bổ sung.
Hs nêu lại nối tiếp 4-5 em.
Học sinh thực hiện theo bàn.
- Hs đóng vai thể hiện hành vi |