Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 31
Giáo án môn Vật lý 8
Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 31: Phương trình cân bằng nhiệt bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được 3 nội dung của nguyên lí truyền nhiệt
- Viết được phương trình cân bằng nhiệt cho trường hợp có hai vật trao đổi nhiệt với nhau
2. Kĩ năng: Giải được bài toán về trao đổi nhiệt
3. Thái độ: Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV, GA,
- HS: SGK, SBT, vở ghi,
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Tổ chức tình huống
HS đọc phần đối thoại của SGK. GV đặt vấn đề vào bài
Hoạt động của GV, HS |
Nội dung ghi bài |
HĐ 1: Tìm hiểu vè nguyên lí truyền nhiệt -GV: YC HS đọc SGK nêu nguyên lí truyền nhiệt - HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn - GV: KL - HS: Ghi vở - GV: Khi hiện tượng trao đổi nhiệt xảy ra thì PT cân bằng nhiệt được viết ntn? - HS: HĐ cá nhân, 1 hs lên bảng - GV: Chốt lại đáp án - HS: Hoàn thành vào vở |
I. Nguyên lí truyền nhiệt - Nhiệt được truyền từ vật cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. - Sự truyền nhiệt xảy ra tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau và ngừng lại - Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào
|
HĐ2: VD về pt cân bằng nhiệt - GV: YC HS đọc đề và tóm tắt bài - HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn - GV: Nhiệt lượng tỏa ra của nhom được tính bằng công thức nào? - HS: Q = mC (t2 – t1) - GV: Nước tỏa nhiệt hay thu nhiệt? - HS: Thu nhiệt - GV: PT cân bằng nhiệt được viết ntn? - HS: QTỏa = Q thu - GV: Khối lượng của nước được tính ntn? - HS: Dựa vào PT cân bằng nhiệt. |
II. Phương trình cân bằng nhiệt - PT cân bằng nhiệt được viết dưới dạng: QTỏa ra = QThu vào III. Ví dụ về phương trình cân bằng nhiệt m1 = 0.15(kg), t1 = 1000C C1 = 880(J/kgK), C2 = 4200(J/ kgK) t2 = 250C, t3 = 200C, QThu =? Nhiệt lượng tỏa ra của miếng nhôm: Q1 = m1.C1.(t1- t2) = 0.15.880.(100-25) = 9 900(J) Nhiệt lượng thu vào để nước là: Q2 = m2 C2 (t2 – t3)= m2.4200.(25 -20)= 21000m2 (J) PT cân bằng nhiệt được viết như sau: Qthu = Qtỏa => 21000m2 = 9 900 => m2 = 9900: 21000 = 0.47( kg) Vậy khối lượng nước là 0.47(kg) |