Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 30

Bùi Thế Hiển
Bùi Thế Hiển 23 Tháng mười một, 2018

Giáo án môn Vật lý 8

Giáo án môn Vật lý lớp 8 bài 30: Công thức tính nhiệt lượng bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 8 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

  • Kể được các yếu tố quyết định nhiệt lượng cần thu vào của một vật để nóng lên.
  • Viết được công thức tính nhiệt lượng kể được tên của các đại lượng có mặt trong công thức và đơn vị của chúng
  • Mô tả được TN bài xử lí được kết quả TN chứng tỏ Q phụ thuộc vào m và t

2. Kĩ năng: Làm TN và phân tích kết quả

3. Thái độ: Trung thực có tính tự giác, ham hiểu biết, tìm hiểu hiện tượng tự nhiên

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: SGK, SGV, GA,
  • HS: SGK, SBT, vở ghi, bộ TN h 24.1 SGK

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Tổ chức tình huống

Không có dụng cụ nào đo trực tiếp được công để đo được người ta phải dựa vào F, s. Nhiệt lượng cũng vây. Vậy nhiệt lượng muốn đo được thì phải dựa vào địa lượng nào?

Hoạt động của GV, HS

Nội dung ghi bài

HĐ 1: Tìm hiểu về nhiệt lượng thu vào dể một vật nóng lên phụ thuộc vào những đại lượng nào?

-GV: HS đọc SGK cho biết nhiệt lượng thu vào để một vật nóng lên phụ thuộc vào các yếu tố nào?

- HS: Q phụ thuộc vào m, độ tăng nhiệt độ, chất cấu tạo lên vật

- GV: Đọc phần 1 nêu mục đích TN và dụng cụ, cách tiến hành TN

- HS: HĐ cá nhân

- GV: Chốt lại đáp án và mô tả cách làm TN đưa ra bảng kq 24.1

- HS: Dựa vào bảng kq trả lời C1, C2

- GV: Hướng dẫn HS

- HS: Thống nhất đáp án đúng và ghi vào vở.

- GV: Làm tương tự như phần 1 với phần 2, 3 SGK

- GV: Vậy Q phụ thuộc vào khối lượng, đọ tăng nhiệt độ, chất cấu tạo lên vật ntn?

- HS: HĐ cá nhân, đưa ra đáp án đúng

I. Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?

1. Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để vật cần nóng lên và khối lượng của vật

- C1: Độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo lên vật được giữ giống nhau, khối lượng khác nhau. Mục đích để tìm mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng

- C2: Nhiệt lượng thu vào để làm nóng vật lên phụ thuộc vào khối lượng. Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng thu vào của vật càng lớn

2. Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để làm nóng vật lên và độ tăng nhiệt độ

- C3: Trong TN phải giữ khối lượng và chất cấu tạo lên vật là giống nhau. Muốn vậy hai cốc phải đựng cùng một lượng chất lỏng

- C4: Cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của 2 cốc khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau

- C5: Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng thu vào để làm nóng vật càng lớn.

3. Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để làm nóng vật lên và chất làm vật

- C6: Trong TN khối lượng và độ tăng nhiệt độ không đổi. Chất làm vật khác nhau

- C7: Nhiệt lượng thu vào để vật nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật.

23 Tháng mười một, 2018

Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!