Giáo án môn Tập làm văn lớp 4 bài 38
Giáo án Tập làm văn lớp 4
Giáo án môn Tập làm văn lớp 4 bài 38: Luyện tập giới thiệu địa phương bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 4 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
I . MỤC TIÊU
- Nắm được cách giới thiệu địa phương qua bài văn mẫu (BT1)
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được 1 nét đổi mới ở nơi HS đang sống (BT2)
*KNS: -Thu thập, xử lý thông tin (về địa phương cần giới thiệu)
Thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận (về bài giới thiệu của bạn).
II CHUẨN BỊ
Một số tờ giấy trắng để HS làm BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Thầy |
Hoạt động của Trò |
A. KIỂM TRA BÀI CŨ (5’) - Trả bài kiểm tra Nhận xét về bài văn miêu tả đồ vật của lớp sau khi chấm xong bài. B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: (1’) Tiết học hôm nay, các em sẽ giới thiệu những nét đổi mới hoặc những mơ ước của em về sự thay đổi của địa phương nơi em ở cho các bạn cùng biết. Ghi tựa: Luyện tập giới thiệu địa phương. 2. Hướng dẫn làm bài tập (30’) Bài 1 - Gọi HS đọc yc và đoạn văn - Y/c Hs thảo luận theo cặp và trình bày - Gọi HS trình bày , mỗi em trả lời 1 câu hỏi * Nhận xét – kết luận lời giải đúng a/Bài văn giới thiệu những đỗi mới ở xã Vĩnh Sơn một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, là xã vốn có nhiều khó khăn nhất huyện, cái nghèo đeo đẳng quanh năm b/Những đổi mới của xã Vĩnh Sơn + Người dân Vĩnh Sơn trước chỉ quen phát rẩy làm nương, nay đây mai đó, giờ đã biết trồng lúa nước 2 vụ/ năm, năng súât khá cao. Bà con không thiếu ăn còn có lương thực để chăn nuôi + Nghề nuôi cá phát triển, nhiều ao hồ có sản lượng hằng năm 2 tấn rưỡi trên 1 héc ta. Ước muốn của người vùng cao chở cá về miền xuôi bán đã thành hiện thực. + Đời sống của người dân đã được cải thiện, 10 hộ thì có 9 hộ có điện dùng, 8 hộ co phương tiện nghe – nhìn, 3 hộ có xe máy, số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học 1999- 2000 Bài 2 a/ Tìm hiểu đề bài. - Gọi HS đọc y/c bài. - Các em giới thiệu nét đổi mới nào của địa phương mình?
* Những đổi mới ở địa phương rất cụ thể. Có thể là: Phong trào trồng cây gây rừng , phủ xanh đất trống đồi trọc, phát hiện chăn nuôi, phát hiện nghề phụ, giữ gìn xóm làng –phố phường sạch sẽ, xây dựng thêm nhiều trường học mới, chống các tệ nan XH: ma tuý, cờ bạc. - Một bài giới thiệu cần có những phần nào? - Mỗi phần cần đảm bảo những nội dung gì + Treo bảng phụ ghi sẳn dàn ý của 1 bài giới thiệu và y/c HS đọc dàn ý đó. Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống (tên địa phương, đặc điểm chung). Thân bài: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương, những hoạt động chính có tính chất tập thể (được tổ chức ở đâu? ntn? vào khi nào? …) Kết quả đạt được? Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó b/. Cho HS giới thiệu trong nhóm c/. Tổ chức cho HS trình bày - GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt. C. CỦNG CỐ – DẶN DÒ (2’) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của mình vào vở |
- Lắng nghe
Hoạt động lớp. SGK / 19. - 1 em đọc nội dung BT. Cả lớp theo dõi. - 2 HS cùng bàn trao đổi nhau thảo luận và trình bày sửa chữa. - 4 – 5 HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi.
Hoạt động nhóm đôi. - 1 em đọc yêu cầu đề bài. - Tiếp nối nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu. Ví dụ: +Tôi muốn giới thiệu về phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc ở huyện Hữu Lĩnh, tỉnh Lạng Sơn. +……về phong trào phát triển chăn nuôi ở huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây. + ….. về phong trào giữ gìn làng xóm sạch đẹp + ……về phong trào chống tệ nạn ma tuý ở khu phố tôi.
- …cần có đủ 3 phần: MB, TB, KB. - a) Mở bài: Giới thiệu về địa phương em sinh sống. b) Thân bài: Kể những đổi mới ở địa phương. c) Kết bài: Nêu kết quả đổi mới của địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đó. - 2 Hs đọc to dàn ý.
- Thực hành giới thiệu trong nhóm.mỗi nhóm 4 em cùng giới thiệu sữa chữa cho nhau. - 3-5 HS trình bày trước lớp. - Cả lớp bình chọn người giới thiệu về địa phương mình tự nhiên, chân thực, hấp dẫn nhất. - Lắng nghe. |