Giáo án môn Sinh học 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét theo CV 5512
Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- HS hiểu được trong số các loài động vật nguyên sinh có nhiều loại gây bệnh nguy hiểm trong đó có trùng kiết lị và trùng sốt rét.
- HS nhận biết được nơi kí sinh, cách gây hại từ đó rút ra các biện pháp phòng chống trùng kiết lị và trùng sốt rét.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung |
Năng lực chuyên biệt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học |
- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học
|
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Tranh cấu tạo và vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét.
- Tiêu bản trùng sốt rét và trùng kiết lị
2. Học sinh:
- Tìm hiểu thông tin về trùng kiết lị và trùng sốt rét.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Trùng biến hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi như thế nào?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV |
HOẠT ĐỘNG HS |
NỘI DUNG |
||||
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
|
||||||
Động vật nguyên sinh rất nhỏ nhưng có một số gây cho người nhiều bệnh rất nguy hiểm. Hai bệnh thường gặp ở nước ta đó là: Bệnh kiết lị và bệnh sốt rét. Vậy 2 bệnh này do tác nhân nào gây nên? Cách phòng tránh như thế nào ? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay: |
||||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: nhận biết được nơi kí sinh, cách gây hại từ đó rút ra các biện pháp phòng chống trùng kiết lị và trùng sốt rét. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. |
||||||
1: Tìm hiểu trùng kiết lị và trùng sốt rét. (23’) |
||||||
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK quan sát H6.1- 4 SGK tr.23,24. Hoàn thành phiếu học tập . - GV lên quan sát lớp và hướng dẫn các nhóm học yếu
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng, yêu cầu các nhóm lên ghi kết quả vào bảng. - GV ghi ý kiến bổ sung của các nhóm lên bảng. - GV cho HS quan sát kiến thức chuẩn trên bảng. |
- Cá nhân tự đọc thong tin thu thập kiến thức . Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập. Yêu cầu nêu được: + Cấu tạo: Cơ thể tiêu giảm bộ phận di chuyển. + Dinh dưỡng: Dùng chất dinh dưỡng của vật chủ + Trong vòng đời: Phát triển nhanh và phá huỷ cơ quan kí sinh. - Đại diện các nhóm ghi kiến thức vào từng đặc điểm của phiếu học tập - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - Các nhóm theo dõi phiếu chuẩn kiến thức và tự sửa chữa. |
I. Trùng kiết lị và trùng sốt rét.
|
Bảng chuẩn kiến thức
STT |
Đại diện Đặc điểm |
Trùng kiết lị |
Trùng sốt rét |
|||||||||||||||||||||||||||||
1 |
Cấu tạo |
- Có chân giả. - Không có không bào. |
- Không có cơ quan di chuyển - Không có các bào quan |
|||||||||||||||||||||||||||||
2 |
Dinh dưỡng |
-Thực hiện qua màng tế bào. - Nuốt hồng cầu |
- Thực hiện qua màng tế bào. - Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu |
|||||||||||||||||||||||||||||
3 |
Phát triển |
- Trong môi trường -> kết bào xác -> vào ruột người -> chui khỏi bào xác-> bám vào thành ruột. |
- Trong tuyến nước bọt của muỗi-> vào máu người-> chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá hủy hồng cầu. |
|||||||||||||||||||||||||||||
- GV cho HS làm nhanh bài tập SGK tr.23 so sánh trùng kiết lị và trùng biến hình. - GV hỏi: +Khả năng kết bào xác của trùng kiết lị có tác hại như thế nào? - So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét. - GV cho HS làm bảng 1 tr.23 - GV cho HS quan sát bảng 1 chuẩn kiến thức - GV yêu cầu HS đọc lại nội bảng 1 kết hợp với H6.4 SGK. GV hỏi: + Tại sao người ta bị sốt rét da tái xanh? + Tại sao người bị kiết lị đi ngoài ra máu? + Muốn phòng tránh bệnh ta phải làm gì? - GV nhận xét, bổ sung. |
- yêu cầu nêu được : + Đặc điểm giống: Có chân giả, kết bào xác. + Đặc điểm khác: Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả ngắn
- Cá nhân tự hoàn thành bảng 1 - 1 vài HS chữa bài tập HS khác nhận xét bổ sung. - HS dựa vào kiến thức ở bảng 1 trả lời yêu cầu nêu được: + Do hồng cầu bị phá hủy. + Thành ruột bị tổn thương. + Giữ vệ sinh ăn uống |
|
||||||||||||||||||||||||||||||
2: Tìm hiểu bệnh sốt rét ở nước ta. (10’) |
||||||||||||||||||||||||||||||||
- GV yêu cầu HS đọc SGk kết hợp với những thông tin thu thập được, trả lời câu hỏi: +Tình trạng bệnh sốt rét ở nước ta hiện nay như thế nào? + Cách phòng chống bệnh sốt trong cộng đồng? + Tại sao người sống ở miền núi hay bị sốt rét? - GV thông báo chính sách của nhà nước trong công tác phòng chống bệnh sốt rét: + Tuyên truyền ngủ có màn + Dùng thuốc diệt muỗi nhúng màn miễn phí. + Phát thuốc chữa cho người bệnh. - GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận. |
- Cá nhân tự đọc thông tin SGK và thông báo tin mục em có biết tr.24 trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời, yêu cầu nêu được: + Bệnh sốt rét được đẩy lùi nhưng vẫn còn ở 1 số vùng núi. + Diệt muỗi và vệ sinh môi trường. - HS tự rút ra kết luận. |
II. Bệnh sốt rét ở nước ta.
* Kết luận - Bệnh sốt rét ở nước ta đang dần được thanh toán. - Phòng bệnh: Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi. |
||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 1: Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào? A. Đường tiêu hoá. B. Đường hô hấp. C. Đường sinh dục. D. Đường bài tiết. Câu 2: Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả? A. trùng biến hình và trùng roi xanh. B. trùng roi xanh và trùng giày. C. trùng giày và trùng kiết lị. D. trùng biến hình và trùng kiết lị. Câu 3: Trong điều kiện tự nhiên, bào xác trùng kiết lị có khả năng tồn tại trong bao lâu? A. 3 tháng. B. 6 tháng. C. 9 tháng. D. 12 tháng. Câu 4: Trùng sốt rét lây nhiễm sang cơ thể người qua vật chủ trung gian nào? A. Muỗi Anôphen (Anopheles). B. Muỗi Mansonia. C. Muỗi Culex .D. Muỗi Aedes. Câu 5: Vật chủ trung gian thường thấy của trùng kiết lị là gì? A. Ốc. B. Muỗi. C. Cá. D. Ruồi, nhặng. Câu 6: Dưới đây là các giai đoạn kí sinh của trùng sốt rét trong hồng cầu người: (1): Trùng sốt rét sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới. (2): Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu. (3) : Trùng sốt rét phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới. Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lí. A. (2) → (1) → (3). B. (2) → (3) → (1). C. (1) → (2) → (3). D. (3) → (2) → (1). Câu 7: Trong những đặc điểm sau, những đặc điểm nào có ở trùng kiết lị? 1. Đơn bào, dị dưỡng. 2. Di chuyển bằng lông hoặc roi. 3. Có hình dạng cố định. 4. Di chuyển bằng chân giả. 5. Có đời sống kí sinh. 6. Di chuyển tích cực. Số phương án đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6 Câu 8: Vị trí kí sinh của trùng kiết kị trong cơ thể người là A. trong máu. B. khoang miệng. C. ở gan. D. ở thành ruột. Câu 9: Trong các biện pháp sau, biên pháp nào giúp chúng ta phòng tránh đc bệnh kiết lị? A. Mắc màn khi đi ngủ. B. Diệt bọ gậy. C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước. D. Ăn uống hợp vệ sinh. Câu 10: Trong các phương pháp sau, phương pháp nào được dùng để phòng chống bệnh sốt rét? 1. Ăn uống hợp vệ sinh. 2. Mắc màn khi ngủ. 3. Rửa tay sạch trước khi ăn. 4. Giữ vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh. Phương án đúng là A. 1; 2. B. 2; 3. C. 2; 4. D. 3; 4. Đáp án
|
||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. |
||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập a/ Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống và khác nhau như thế nào ? b/ Trùng kiết lị có hại như thế nào đối với đời sống con người ? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện. |
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
|
a. Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tế bào là hồng cầu. Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau như sau: - Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân). - Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác để lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu b. Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời. |
||||||||||||||||||||||||||||||
Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Trả lời: Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi vì ở đây có nhiều khu vực thuận lợi cho quá trình sống của muỗi anôphen mang mầm bệnh (trùng sốt rét) như: có nhiều vùng lầy, nhiều cây cối rậm rạp,.... |
Giáo án môn Sinh học 7
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp
a. Kiến thức: Hs nêu được đặc điểm c/tạo của TSR và TKL phù hợp với lối sống ký sinh; chỉ rõ được tác hại do 2 loại trùng gây ra và cách phòng chống bệnh
b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thu thập kiến thức qua kênh hình, kỹ năng phân tích, tổng hợp.
c. Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể.
d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên.
2. Các kĩ năng sống cơ bản.
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông
- Kĩ năng kiên định.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng quản lí thời gian.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
3. Các phương pháp dạy học tích cư
- Phương pháp dạy học theo nhóm.
- Phương pháp giải quyết vấn đề.
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp đóng vai.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.
II. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- GV: +Tranh H6.1 – 6.4/sgk/23,24.
- HS: Bảng “Tìm hiểu về TKL và TSR”, “So sánh TKL, TSR”.
2. Phương án dạy học:
- Trùng kiết lị
- Trùng sốt rét.
3. Hoạt động dạy và học
a. Ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ
- So sánh TBH và TG?
- Nơi sống của TBH và TG?
Trên thực tế có những bệnh do trùng gây nên làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người
c Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
* Hoạt động 1: Tìm hiểu TKL. ♦ Mục tiêu: nêu được đđ c/tạo của loại trùng này phù hợp với đời sống ký sinh, nêu được tác hại của chúng. ♦Tiến hành: GV cho Hs đọc thông tin I/23/sgk, q/sát H6.1,2/23. GV ghi đầy đủ thông tin vào bảng phần TKL. Gv q/sát lớp, hướng dẫn lớp học yếu.
Gv kẻ bảng” Tìm hiểu về TKL,TSR” lên bảng. Y/cầu các nhóm lên ghi kết quả vào bảng. Gv ghi ý kiến bổ sung lên bảng để các nhóm khác theo dõi. Gv cho Hs q/sát bảng chuẩn kiến thức.
Gv cho Hs làm nhanh bài tập mục s/23/sgk, so sánh TKL và TBH.
Gv hỏi: - Khả năng kết bào xác của TKL có tác dụng ntn?
- Tại sao người kiết đi ngoài ra máu? Gv y/cầu Hs rút ra kết luận. Gv hỏi thêm: - Muốn phòng bệnh kiết lị phải làm gì?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu TSR ♦Mục tiêu: HS biết được đđ’ của TSR; sự khác nhau giữa TSR,TKL; tình hình bệnh sốt rét ở nước ta. ♦Tiến hành: GV cho HS đọc thông tin II/sgk?24, 25, quan sát H6.3, 4/24/sgk. Điền đầy đủ thông tin vào phần bảng TSR.
Gv kẻ bảng “Tìm hiểu về TKL, TSR” lên bảng. Y/c các nhóm lên ghi kết quả vào bảng. Gv ghi ý kiến bổ sung lên bảng để các nhóm khác theo dõi. Gv cho Hs q/sát bảng chuẩn kiến thức.
Gv chốt kiến thức . Gv gợi mở: - Tại sao người bị sốt rét da tái xanh?
* Hoạt động 3: So sánh TKL và TSR. ♦Mục tiêu: HS biết được sự khác nhau giữa TSR và TKL ♦Tiến hành: Gv cho Hs làm bảng 1/24. Gv cho Hs q/sát bảng chuẩn kiến thức.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu bệnh sốt rét ở nước ta. ♦Mục tiêu: HS biết được tình hình bệnh sốt rét ở nước ta. ♦Tiến hành: Gv y/c: Hs đọc sgk kết hợp với thông tin thu thập được, trả lời câu hỏi:
- Tình trạng bệnh sốt rét ở VN hiện nay ntn?
- Cách phòng chống bệnh sốt rét trong cộng đồng? - Tại sao người sống ở miền núi hay bị sốt rét? Gv thông báo chính sách của nhà nước trong công tác phòng chống bệnh sốt rét: tuyên truyền ngủ có màn; dùng thuốc diệt muỗi nhúng màn miễn phí; phát thuốc cho người bệnh. Gv y/c Hs rút ra kết luận. |
I. Trùng kiết lị.
Cá nhân tự n/cứu thông tin, thu thập kiến thức. Trao đổi nhóm → thống nhất ý kiến hoàn thành bảng. + C/tạo cơ thể. + Dinh dưỡng: kí sinh. + Phát triển: vòng đời. Đại diện nhóm ghi ý kiến vào từng đặc điểm của bảng. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Các nhóm theo dõi bảng kiến thức và tự sửa. 1 vài Hs đọc nội dung bảng. 1 vài Hs trả lời. + Đđ’ giống: có chân giả, kết bào xác. + Đđ’ khác: chỉ ăn hồng cầu, có chân giả ngắn.
→ Tồn tại được ngoài môi trường --> cơ thể người gây hại. → Thành ruột bị tổn thương. Dựa vào bảng Hs kết luận. Kết luận HS cần ghi nhớ: 1) Cấu tạo: có chân giả ngắn, không có không bào. 2) Dinh dưỡng: thực hiện qua màng TB; nuốt hồng cầu. 3) Vòng đời: trong môi trường --> kết bào xác --> vào ruột người --> chui ra khỏi bào xác --> bám vào thành ruột --> phát triển và sinh sản.
II.Trùng sốt rét:
HS n/cứu thông tin, trao đổi nhóm, thảo luận thống nhất ý kiến, hoàn thành bảng. + C/tạo cơ thể. + Dinh dưỡng: kí sinh. + Vòng đời. Đại diện nhóm ghi ý kiến vào từng đặc điểm của bảng Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Các nhóm theo dõi bảng kiến thức và tự sửa.
Hs tự rút ra kết luận. Kết luận HS cần ghi nhớ: 1)Cấu tạo và dd: - Không có cơ quan di chuyển, không có các KB. - Lấy chất dd từ màng hồng cầu, thực hiện qua màng TB . 2) Vòng đời: Trong tuyến nước bọt của muỗi → vào máu người → chui vào hồng cầu sống và ss phá huỷ hồng cầu. Cá nhân tự hoàn thành bảng 1. 1 vài Hs chữa BT à Hs khác nhận xét, bổ sung.
3) Bệnh sốt rét ở nước ta.
Cá nhân tự đọc thông tin sgk và thông tin mục ”Em có biết”/25, trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời. → Bệnh đã được đẩy lùi nhưng vẫn còn ở một số vùng miền núi. → Diệt muỗi và vệ sinh môi trường. → Môi trường sống rậm rạp.
Kết luận.
- Bệnh sốt rét ở nước ta đang dần dần được thanh toán. - Phòng bệnh: vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi. Hs đọc kết luận chung sgk/25.
|
----------------------------------------
Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới