Giáo án môn Sinh học 7 bài 21: Thực hành quan sát một số thân mềm theo CV 5512

Admin
Admin 13 Tháng mười hai, 2021

Giáo án môn Sinh học lớp 7 bài 21: Thực hành quan sát một số thân mềm bao gồm tất cả nội dung giảng dạy trong chương trình học lớp 7 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Giáo án môn Sinh học 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- HS quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện.

- Phân biệt được cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Mẫu trai, mực mổ sẵn.

- Mẫu trai, ốc, mực để quan sát cấu tạo ngoài

- Tranh, mô hình cấu tạo trong của trai mực

2. Học sinh:

- Mẫu trai, ốc, mực.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ. (3’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG

1: Cấu tạo vỏ. (8’)

 

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 20.1 và 20.2 cùng mẫu vật và trả lời câu hỏi.

+ Nêu đặc điểm cấu tạo vỏ ốc? Thân mềm có vỏ đơn giản là loại nào?

+ Xác định các bộ phận trên ốc sên đang bò?

+ Ghi chú thích vào hình 20.1.

+ Xác định vị trí các bộ phận trên vỏ ốc?

+ Ghi chú thích vào hình 20.2

 

- HS đọc thông tin SGK quan mẫu vật và trả lời câu hỏi.

 

- Cấu tạo gồm 3 lớp.

- Mai mực là vỏ có cấu tạo đơn giản nhất

 

- HS xác định trên mẫu vật.

- HS ghi chú thích và xác định các bộ phận.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

1. Cấu tạo vỏ:

- Vỏ ốc hình xoắn ốc, cấu tạo gồm 3 lớp:

+ Lớp sừng: ở ngoài

+ Lớp đá vôi: ở giữa.

+ Lớp xà cừ: ở trong cùng.

- Mai mực có cấu tạo đơn giản nhất chỉ còn lớp đá vôi (lớp giữa phát triển) phần còn lại tiêu giảm.

2: Cấu tạo ngoài. (10’)

 

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát hình 20.3 đến 20.5 đối chiếu với mẫu vật để nhận biết các bộ phận và ghi chú thích bằng số và hình.

 

- HS đọc thông tin SGK quan sát hình 20.3 đến 20.5 và đối chiếu với mẫu vật để nhận biết các bộ phận và ghi chú thích bằng số và hình.

2. Cấu tạo ngoài.

 

3: Cấu tạo trong. (10’)

 

GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 20.6 SGK tr.70 đối chiếu với mẫu vật về cấu tạo trong của mực, nhận biết các bộ phận và ghi vào các ô trống sao cho tương ứng với vị trí trên hình vẽ.

1. Áo.

2. Mang.

3. Khuy cài áo.

4. Tua dài.

5. Miệng.

6. Tua ngắn.

7. Phễu phụt nước.

8. Hậu môn.

9. Tuyến sinh dục.

- GV đưa ra đáp án yêu cầu HS đối chiếu

- GV yêu cầu HS làm vào vở bài tập.

 

- HS đọc thông tin SGK quan sát và quan sát hình 20.6 SGK tr.70 đối chiếu với mẫu vật và ghi chú thích vào vở.

- HS điền vào theo tranh.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đối chiếu sửa sai vào vở bài tập.

 

3. Cấu tạo trong:

 

 

- Cấu tạo trong của trai sông gồm:

1. Áo.

2. Mang.

3. Khuy cài áo.

4. Tua dài.

5. Miệng.

6. Tua ngắn.

7. Phễu phụt nước.

8. Hậu môn.

9. Tuyến sinh dục.

4. Thu hoạch.(8’)

 

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng thu hoạch.

- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.

 

- HS hoàn thành bảng thu hoạch.

- HS điền vào bảng.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

4. Thu hoạch

Giáo án môn Sinh học 7

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và nội dung tích hợp

a. Kiến thức:

  • Quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện.
  • Phân biệt được cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong.

b. Kỹ năng

  • Rèn kỹ năng sử dụng kính lúp.
  • Rèn kỹ năng q/sát đối chiếu với tranh vẽ.
  • Kỹ năng hoạt động nhóm.

c. Thái độ: Giáo dục tính nghiêm túc, cẩn thận.

d. Tích hợp: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ động thực vật.

2. Các kĩ năng sống cơ bản.

  • Kĩ năng tự nhận thức.
  • Kĩ năng giao tiếp.
  • Kĩ năng lắng nghe tích cực
  • Kĩ năng hợp tác.
  • Kĩ năng tư duy sáng tạo.
  • Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông.
  • Kĩ năng kiên định.
  • Kĩ năng giải quyết vấn đề.
  • Kĩ năng quản lí thời gian.
  • Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

3. Các phương pháp dạy học tích cực

  • Phương pháp dạy học theo nhóm.
  • Phương pháp giải quyết vấn đề.
  • Phương pháp trò chơi
  • Phương pháp đóng vai.
  • Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình.

II. Tổ chức hoạt động dạy học

1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học

GV:+ Mẫu trai, mực mổ sẵn.

Tranh, mô hình cấu tạo trong của trai, mực.

HS: vật mẫu: ốc sên, sò, mai mực, mực, ốc nhồi…

2. Phương án dạy học:

  • Quan sát cấu tạo vỏ.
  • Cấu tạo ngoài

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Bài cũ

  • Nêu đặc điểm của một số đại diện thân mềm?
  • Vì sao thân mềm có nhiều tập tính?

3. Hoạt động hình thành kiến thức:

* Hoạt động 1:

- Gv nêu y/cầu của tiết thực hành (như sgk).

- Phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.

* Hoạt động 2: Tiến trình thực hành

Bước 1: GV hướng dẫn nội dung q/sát.

a. Quan sát cấu tạo vỏ

* Trai: Phân biệt: + Đầu, đuôi

+ Đỉnh, vòng tăng trưởng.

+ Bản lề

* Ốc: Quan sát vỏ ốc, đối chiếu hình 20.3 sgk, nhận biết và chú thích bằng số vào tranh.

* Mực: Quan sát mai mực, đối chiếu hình 20.3 sgk

b. Quan sát cấu tạo ngoài.

* Trai: Quan sát mẫu vật phân biệt:

- Ao trai

- Khoang áo, mang.

- Thân trai, chân trai.

- Cơ khép vỏ.

Đối chiếu mẫu vật với hình 20.4/69→điền chú thích bằng số vào hình.

* Ốc: Quan sát vật mẫu để nhận biết các bộ phận: tua, mắt, lỗ miệng, chân, thân lỗ thở.

Bằng kiến thức đã học điền chú tích bằng số vào hình 20.1.

* Mực: Quan sát vật mẫu để nhận biết các bộ phận, sau đó chú thích vào hình 20.5 sgk/69.

c. Quan sát cấu tạo trong.

- Gv cho Hs q/sát mẫu mổ sẵn cấu tạo trong của mực.

- Đối chiếu mẫu mổ với tranh vẽ→nhận biết các cơ quan.

- Thảo luận trong nhóm→điền số vào ô trống của chú thích hình 20.6 sgk/70.

Bước 2: Hs tiến hành q/sát

- Hs tiến hành q/sát theo nội dung đã hướng dẫn.

- Gv đi tới các nhóm ktra việc thực hiện của Hs, hỗ trợ các nhóm yếu.

- Hs q/sát đến đâu, ghi chép đến đó.

Bước 3: Viết bài thu hoạch

- Hoàn thành chú thích các hình 20.1→20.6

- Hoàn thành bảng thu hoạch (theo mẫu trang 70 sgk)

----------------------------------------

Trên đây TimDapAnxin giới thiệu Giáo án môn Sinh học 7 bài 21: Thực hành quan sát một số thân mềm theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, TimDapAnmời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm