Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 35

Admin
Admin 05 Tháng chín, 2018

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 bài 35: Câu ghép được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được đặc điểm của câu chép và hai cách nối các vế trong câu ghép.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng câu chính xác.

3. Thái độ: HS có ý thức rèn luyện vốn ngữ pháp và vận dụng vào việc nói, viết.

4. Hình thành năng lực: HS có năng lực dùng câu chính xác, hay.

II. Chuẩn bị:

  • GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
  • HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY –TRÒ

NỘI DUNG

*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’):

Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

Ngữ pháp TV có những kiểu cấu tạo câu rất phức tạp, gồm hai hoặc nhiều cụm C – V bình đẳng với nhau trong một câu. Bài hôm nay các em sẽ được tìm hiểu về kiểu câu này.

*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS:

Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm, và cách thức nối các vế của câu ghép.

* HD tìm hiểu đặc điểm của câu ghép (14’):

- Gv cho HS thảo luận nhóm để xác định cụm C – V trong các câu in đậm. – GV phát phiếu học tập cho HS ghi kết quả.

- GV nhận xét và cho ghi nhận xét.

- GV dùng bảng phụ, cho HS điền vào bảng như mục 3 – SGK.

? Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong các câu trên là câu đơn, câu phức, câu ghép.

? Vậy em kết luận câu ghép là câu có cấu tạo NTN?

? Hãy tìm thêm một số câu ghép khác.

- HS đọc ghi nhớ; GV chốt ý.

- GV chuyển ý tìm hiểu mục II.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nối các vế câu ghép (14’):

? Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục I. (Các câu 1, 3, 6 theo thứ tự từ trên xuống).

? Trong mỗi câu ghép vừa tìm, các vế câu được nối với nhau bằng phương tiện nào? (GV dùng bảng phụ ghi đoạn trích treo lên bảng để HS tìm).

- GV? Em hãy đặt một câu ghép có QHT vì, nên.

- GV? Các vế câu được nối với nhau bằng QHT nào? ( vì, nên )

- GV? Hãy đặt một câu ghép có các từ vừa, đã.

- GV? Các vế câu được nối với nhau bằng từ nào?

- GV? Từ việc tìm hiểu trên, em rút ra kết luâïn có mấy cách nối các vế câu ghép? Là những cách nào?

- HS đọc ghi nhớ; GV chốt ý chính.

*Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập (16’):

1. BT 1: Các câu ghép:

a. U van Dần, u lạy Dần.(…). Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về mới Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không.Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả Dần nữa đấy -> Các vế câu nối với nhau bằng dấu phẩy.

b. Cả hai câu là câu ghép. -> Các vế câu nối với nhau bằng dấu phẩy.

c. Câu 2 trong VD là câu ghép. Vế 1-2 dùng dấu hai chấm, vế 2-3 dùng dấu phẩy.

d. Câu ghép: Câu 3. Các vế câu nối với nhau bằng QHT bởi vì

2. BT 2, 3: Đặt câu ghép và chuyển thành câu ghép mới:

Vì trời mưa nên đường lầy lội. -> Vì trời mưa, đường lầy lội.

I. Đặc điểm của câu ghép:

1. Xét VD: Các câu in đậm (trang 111):

- Câu 1: Có 2 cụm C – V nhỏ làm phụ ngữ cho động từ quênnảy nở, bị bao chứa trong 1 cụm C – V lớn là cả câu 1.

- Câu 2: Có 1 cụm C – V.

- Câu 3: Có 3 cụm C – V tách rời nhau, cụm C – V cuối giải thích cho cụm C – V 2 trong câu.

2. Kết luận:

*Ghi nhớ 1: (SGK– Trang 112).

II. Cách nối các vế câu ghép:

1.Xét các câu ghép trong VD (trang 111):

* Nhận xét:

+ Câu 1: Vế 1 – 2 dùng QHT , vế 2 – 3 dùng dấu phẩy.

+ Câu 3: Vế 1 – 2 dùng QHT vì, vế 2 – 3 dùng QHT

+ Câu 6: Vế 1 – 2 dùng QHT nhưng.

+ Câu 7: Vế 1 – 2 dùng QHT , vế 2 – 3 dùng dấu hai chấm.

* Ghi nhớ 2: (SGK – Trang 112)

III. Luyện tập:


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!