Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 30
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 30: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
A. MỤC TIÊU.
- Nắm được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong bài văn nghị luận.
- Bước đầu nắm được cách vận dụng kết hợp các phương thức đó trong một đoạn, một bài văn nghị luận.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thực hành. Phát vấn.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Soạn giáo án.
* Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: Muốn viết bài văn nghị luận hay, hấp dẫn, người viết cần vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận: chứng minh, bác bỏ, phân tích, giải thích… Và cho bài nghị luận bớt khô khan trừu tượng, người viết cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự miêu tả, biểu cảm… Đó cũng chính là mục đích của bài học này.
Triển khai bài dạy:
Hoạt động thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập trên lớp:
-Vì sao trong bài văn nghị luận chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm?
-Muốn cho việc vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao thì chúng ta cần chú ý điều gì? Cho ví dụ?
-Giáo viên hướng dẫn làm bài ở nhà |
I. Luyện tập trên lớp. 1. Bài tập 1: a. Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm vì: + Khắc phục hạn chế của văn nghị luận đó là sự khô khan, thiên về lí tính khó đọc. + Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể sống động cho văn nghị luận. a. Yêu cầu của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận: Bài văn phải thuộc một kiểu văn bản chính luận.ở đây kiểu văn bản chính luận dứt khoát phải là văn nghị luận - Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp Chúng không được làm mất làm mờ đi đặc trưng nghị luận của bài văn. - Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào bài văn nghị luận thì phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận. 2. Bài tập 2: Vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt thuyết minh trong văn nghị luận: - Thuyết minh là thao tác giới thiệu trình bày khách quan chính xác về tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. -Trong đoạn trích, người viết muốn khẳng định sự cần thiết của chi tiêu GNP. Để làm cho bài viết của mình thuyết phục ngoài việc sử dụng các thao tác lập luận người viết còn vận dụng các thao tác thuyết minh giới thiệu một cách rõ ràng chính xác về chỉ số GDP và GNP ở Việt Nam -Tác dụng ý nghĩa của việc sử dụng thao tác thuyết minh: + Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả nó đem lại những hiểu biết thú vị. + Giúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và hình dung mức độ nghiêm túc của vấn đề 3. Bài tập 3: Viết bài văn nghị luận. Chủ đề: Nhà văn mà tôi hâm mộ -Học sinh tham khảo Thạch Lam (Nguyễn Tuân) II. Luyện tập ở nhà. 1. Trả lời: Cả hai nhận định đều đúng vì: - Một bài văn nghị luận chỉ hấp dẫn khi sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nếu không nó dễ sa vào trừu tượng khô khan. 2. Viết bài với chủ đề: Gia đình trong thời hiện đại. III. Tổng kết - dặn dò. |