Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 28
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 bài 28: Thực hành một số phép tu từ cú pháp được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
A. MỤC TIÊU.
Nắm được một số phép tu từ cú pháp thường dùng trong văn bản cùng những kĩ năng phân tích và sử dụng chúng.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề Thảo luận.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
* Giáo viên: Soạn giáo án.
* Học sinh: Soạn bài.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động thầy và trò |
Nội dung kiến thức |
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập sgk.
- Hãy xác định câu có lặp cú pháp và phân tích kết cấu cú pháp đó phép lặp đó có tác dụng như thế nào?
Phép liệt kê được thể hiện như thế nào trong các câu bên? Nhận xét gì về tác dụng của nó
Phép chêm xen khi được trình bày trên văn bản thường có đặc điểm gì? Tác dụng của nó ?
|
I. Phép lặp cú pháp. Câu 1: -Lặp cú pháp: "Sự thật là……… của Pháp nữa" -> khẳng định nước ta thành thuộc địa của Nhật chứ không phải của Pháp. -Lặp cú pháp: "Sự thật là ……" ->có tác dụng khẳng định rõ ta lấy lại Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. -Lặp cú pháp: "Dân ta đã đánh đổ……" -Lặp cú pháp "Dân ta lại đánh đổ…" Câu 2: -Ở mỗi câu tục ngữ hai vế đối nhau chặt chẽ về số lượng tiếng. Phép lặp kết hợp với phép đối. II. Phép liệt kê: a. Các câu trong đoạn văn trích "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn có dùng phép lặp cú pháp theo sơ đồ: + Phương tiện + thì + ta cho. + Cấp bậc + thì + ta cho. + Hoàn cảnh + thì + ta cho. →Phép lặp cú pháp cộng với phép liệt kê có tác dụng nhấn mạnh sự chu cấp đối đãi đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tì tướng của mình trong hoàn cảnh chiến trường. b. Đoạn văn trong "Tuyên ngôn độc lập" có cấu tạo các câu giống nhau theo mô hình C + V + B. Lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê nhằm vạch tội ác của bọn thực dân. III. Phép chêm xen: -Tất cả phần in đậm trong các câu thuộc a, b, c, d đều ở giữa hoặc cuối câu. -Khi viết chúng được tách ra bằng dấu () hoặc dấu phẩy. - Chúng có tác dụng giải thích, ghi chú cho từ ngữ đi trước. Chúng bổ sung thêm sắc thái tình cảm. -Bộ phận chêm xen có vai trò trong nghĩa tình thái. Việt Bắc - bài thơ đội tiêu đề của toàn bộ tập thơ là khúc tráng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Đồng thời bài thơ thể hiện ân tình thuỷ chung giữa miền xuôi và miền ngược, giữa anh cán bộ kháng chiến và đồng bào các dân tộc Việt Bắc. |