Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 91

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 91: Ôn tập văn học được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

  • Khái niệm về văn học hiện đại.
  • Những tác phẩm, tác giả đã học phân theo thể loại.
  • Bản chất đặc thù: tính hiện đại của tác phẩm.

2. Kỹ năng:

  • Nhận diện, phân tích tác phẩm văn học hiện đại
  • Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích văn học theo từng cấp độ.

3. Thái độ, tư tưởng:Tư duy tổng hợp.

B. Phương tiện thực hiện

  • GV: SGK, SGV Ngữ văn 11,Thiết kế bài học.
  • HS: SGK, vở soạn, vở ghi.

C. Phương pháp

  • Phương pháp đọc hiểu, kết hợp so sánh, phân tích hệ thống câu hỏi ôn tập qua hình thức trao đổi, thảo luận
  • Tích hợp phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Bài ôn tập văn học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững và hệ thống hóa được những tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại và văn học nước ngoài đã học trong chương trình Ngữ văn 11, học kì 2 trên hai phương diện lịch sử và thể loại; biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức đó.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Nội dung:

GV Đưa ra nội dung ôn tập

Phương pháp ôn tập

- GV: Đưa ra câu hỏi ôn tập cho học sinh nêu yêu cầu

Gv hướng dẫn học sinh làm bài, gọi học sinh lên làm bài.

- HS: Suy nghĩ và trả lời.

- GV: chốt kiến thức

I. Nội dung

Ôn tập phần văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8/1945

1. Thơ:

2. Văn nghị luận:

II. Phương pháp

1. Câu 1

+ Thơ mới nảy sinh trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến

+ Tác giả thơ mới: tri thức Tây học (thơ trung đại: Nho sĩ và quan lại)

+ Thơ mới thể hiện cái tôi cá nhân một cách tuyệt đối (thơ trung đại tính phi ngã)

+ Thơ mới ảnh hưởng thi pháp văn học Phương Tây (thơ trung đại ảnh hưởng thi pháp văn học trung đại Trung Hoa)

Phân biệt sự khác nhau giữa thơ mới và thơ trung đại Việt Nam

Các bình diện

Thơ trung đại Việt Nam

Thơ mới Việt Nam

Nội dung cảm hứng

Thời đại chữ ta nặng tính cộng đồng, xã hội, xem nhẹ tính cá nhân

Thời đại chữ tôi, coi trọng cá nhân, tách biệt với cộng đồng, xã hội

Cách cảm nhận thiên nhiên, con người, cuộc sống

Cảm nhận bằng con mắt già cỗi, công thức, ước lệ, khuôn sáo

Cảm nhận bằng cặp mắt trẻ trung, xanh non, yêu đời

Cảm hứng chủ đạo

Cảm hứng phò vua giúp nước, tỏ lòng, lúc sục sôi, lúc buồn rầu, bất đắc chí.

Nỗi buồn, tuyệt vọng của cái tôi - cá nhân trước hiện thực đau thương vì mất độc lập chủ quyền của nước nhà

Hình thức nghệ thuật

- Chữ Hán, chữ Nôm

- Thể thơ truyền thống: Đường luật, cổ phong, lục bát, song thất lục bát.

- Niêm luật chặt chẽ, diễn đạt ước lệ, nhiều điển tích điển cố.

- Tính qui phạm nghiêm ngặt

- Chữ quốc ngữ.

- Thể thơ kết hợp truyền thống và hiện đại

- Luật lệ đơn giản, diễn đạt phóng khoáng, tự do, gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày.

- Phá bỏ tính qui phạm.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!