Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 63
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 63: Nghĩa của câu được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu.
2. Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích nghĩa sự việc trong câu.
- Tạo câu thể hiện nghĩa sự việc.
- Phát hiện và sữa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Phương tiện
- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các thành phần nghĩa của câu?
- Nêu khái niệm nghĩa sự việc và cho ví dụ minh họa?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Như đã giới thiệu ở tiết trước, câu gồm có hai thành phần nghĩa cơ bản. chúng ta tìm hiểu được nghĩa sự việc ở tiết trước. Tiết này ta sẽ đi vào tìm hiểu phần còn lại của bài “nghĩa của câu” với nội dung nghĩa tình thái.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
||||||||||
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới HS đọc mục III SGk và trả lời câu hỏi. - Nghĩa tình thái là gì? - Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái? Gv hướng dẫn hs các ví dụ sgk. HS đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Trao đổi thảo luận nhóm làm bài tập. Nhóm 1. Bài tập 1. Nhóm 2. Bài tập 2 Nhóm 3: Bài tập 3. Nhóm 4: Bài tập 4. |
III. Nghĩa tình thái 1. Khái niệm - Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. 2. Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu. - Khẳng định tính chân thực của sự việc - Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp. - Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc. - Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra. - Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc. b. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe. - Tình cảm thân mật, gần gũi. - Thái độ bực tức, hách dịch. - Thái độ kính cẩn. 3. Ghi nhớ (SGK). IV. Luyện tập Bài tập 1.
Bài tập 2. - Nói của đáng tội: Rào đón đưa đẩy. - Có thể: Phóng đoán khả năng - Những: Đánh giá mức độ cao (tỏ ý chê đắt). - Kia mà: Trách móc (trách yêu, nũng nịu ) Bài tập 3. - câu a: Hình như - câu b: Dễ - câu c: Tận Bài tập 4: Đặt câu: Bây giờ chỉ 8h là cùng. → phỏng đoán mức độ tối đa. Chả lẽ nó làm việc đó. → chưa tin vào sự việc. |