Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 48
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 48: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp HS nắm được vai trò của trật tự các bộ phận trong câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản.
- Tích hợp với các văn bản và tập làm văn đã học.
2. Kĩ năng
- Nhận diện và phân tích vai trò của trật tự của trật tự các bộ phận trong câu.
- Nhận biết sự mơ hồ hay vô nghĩa của các câu do bộ phận trong câu không được xếp đặt ở vị trí thích hợp.
- Rèn kỹ năng viết câu, sửa lỗi câu.
3. Thái độ: Có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự câu, sắp xếp từ ngữ khi nói và viết.
B. Phương tiện
- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Vai trò và tác dụng của trật tự các bộ phận của câu trong việc thể hiện ý nghĩa , từ đó ý thức được sự cần thiết phải cân nhắc lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận câu khi nói và viết.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành HS đọc mục I . Trao đổi thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. GV chuẩn xác kiến thức. - Nhóm 1: Bài tập 1 - Nhóm 2: Bài tập 2 - Nhóm 3: Bài tập 3. Hết tiết 51, chuyển sang tiết 52. HS đọc mục II. Trao đổi cặp. Gv gọi HS trả lời Chữa bài tập Bài tập 1 Bài tập 2. Trao đổi cặp. Gv gọi HS trả lời Chữa bài tập |
I. Trật tự trong câu đơn 1. Bài tập 1. a/ Có thể sắp xếp theo trật tự "rất sắc, nhưng nhỏ": câu không sai về ngữ pháp và ý nghĩa. (Đều là thành phần phụ cho danh từ "con dao") Nhưng đặt trong đoạn văn này thì không phù hợp với mục đích đe dọa, uy hiếp đối phương. b/ Việc sắp xếp theo trật tự "nhỏ, nhưng rất sắc" có tác dụng xác định trọng tâm thông báo là "rất sắc", phù hợp với hàm ý đe dọa, uy hiếp. c/ Trật tự các từ ngữ trong trường hợp này lại phù hợp: Nhằm mục đích chế nhạo, phủ định tác dụng của con dao. 2. Bài tập 2. - Cách viết thứ nhất là phù hợp vì trọng tâm thông báo là "rất thông minh". 3. Bài tập 3. - Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, hoặc cuối câu. Do đó, ta thấy các trạng ngữ trong 3 đoạn trích đặt ở 3 vị trí khác nhau là phù hợp với nội dung thông báo. + Đoạn văn kể về sự kiện Mọi bị bắt nên trước tiên là nêu hoàn cảnh thời gian. Câu tiếp theo phần “sáng hôm sau” cần đặt ở đầu câu để tiếp nối thời gian. + Chủ thể hành động được nêu trước, phần biểu thị thời gian đặt ở giữa bởi sự kiện liên kết với các ý của câu trước đó đều tập trung vào việc: ai là cha đẻ của Chí Phèo. + Phù hợp với nội dung thông tin cũ, thông tin đã biết. → Trong mỗi tình huống giao tiếp, mỗi ngữ cảnh, câu có một mục đích, một nhiệm vụ khác nhau. Người nói (viết) thực hiện những hành động nói khác nhau. Vì thế cần xác định trọng tâm thông báo của câu ở mỗi tình huống và trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu để phục vụ tốt cho mục đích giao tiếp. II. Trật tự trong câu ghép 1.Bài tập 1. a/ Vế chính: Hắn lại nao nao buồn. Vế phụ chỉ nguyên nhân đặt sau: là vì mẩu chuyện ấy.…. rất xa xôi. → Liên kết dễ dàng với nội dung các câu đi sau. b/ Vế chỉ sự nhượng bộ đặt sau để bổ sung thông tin. Nhận xét về vị trí của các vế trong câu ghép. I. Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép (là vì… xa xôi) cần đặt sau vế chính (Hắn.. buồn)... mặt khác về in đậm tiếp tục khai triển ý ở những câu sau: cụ thể hóa cho một cái gì rất xa xôi. Vế chính đặt trước để liên kết với những câu đi trước, còn vế phụ đi sau để liên kết dễ dàng với những câu sau. II. Vế chỉ sự nhượng bộ (tuy..) đặt sau để bổ sung một thông tin cần thiết. 2.Bài tập 2. - Chọn phương án C. => Việc sắp xếp đúng các bộ phận trong câu không chỉ có tác dụng tu từ mà còn có tác dụng về các phương diện: thông báo thông tin cũ- mới; nhấn mạnh trọng tâm thông báo; đảm bảo sự liên lạc và liên kết giữa các ý trong câu. Các câu còn lại trong đoạn đều nói về việc: trong các thời kì khác nhau trước đây, nhiều người nổi tiếng đã phát triển PP đọc nhanh và nắm vững nó. Tức là nó về thời kì trước đây. Còn câu đầu nói về những năm gần đây. Đây là đoạn dd, các câu sau cụ thể hóa ý quan trọng của một vế ở câu trước. Nên: - Đặt trạng ngữ Trong những năm gần đây ở đầu câu để tạo sự đối lập với: các thời kì trước. - Đặt vế các pp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng (tt quan trọng) ở trước vế nó không phải là điều mới lạ => Câu c. |