Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 47
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 47: Phong cách ngôn ngữ báo chí được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Giúp HS nắm được các phương tiện diễn đạt và các đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
- Bước đầu hình thành các kĩ năng viết một số thể loại báo chí đơn giản, gần gũi với các hoạt động trong nhà trường.
2. Kĩ năng
- Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu
- Nhận biết và phân tích những biểu hiện về đặc trưng của phong cách báo chí.
- Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí về từ ngữ,câu văn, biện pháp tu từ.
- Bước đầu viết một tin ngắn, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản.
3. Thái độ: Có ý thức học tập và rèn luyện vốn từ, lối diễn đạt trong sáng, rõ ràng, linh hoạt.
B. Phương tiện
- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Ngôn ngữ báo chí là loại ngôn ngữ như thế nào?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, chúng ta có thể tiếp xúc với nhiều loại hình báo chí. Bài học ngày hôm nay giúp HS nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí. Phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở văn bản khác được tăng tải trên báo.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới HS đọc mục 1 SGK Trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày. GV chuẩn xác kiến thức. - Nhóm 1. Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì về từ vựng? - Nhóm 2: Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì về ngữ pháp - Nhóm 3: Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm gì khi sử dụng các biện pháp tu từ? HS đọc mục 2 SGK. Trao đổi cặp. GV định hướng nội dung. - Ngôn ngữ báo chí có mấy đặc trưng? Đó là những đặc trưng nào? HS đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3. Hoạt động thực hành GV hướng dẫn HS tự làm bài tập trong SGK. - Bố cục trình bày của một bản tin: Nguồn tin, địa điểm, thời |
II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của ngôn ngữ báo chí 1. Các phương tiện diễn đạt a/ Về từ vựng - Phong phú và đa dạng. Mỗi thể loại báo chí thường có một mảng từ vựng chuyên dùng. + Tin tức: Thường dùng các danh từ chỉ tên riêng, địa danh, thời gian, sự kiện... + Phóng sự: Thường dùng các động từ, tính từ, miêu tả hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật, sự việc... + Bình luận: Thường sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, chính trị, kinh tế... + Tiểu phẩm: Thường sử dụng các từ ngữ dân dã, hóm hỉnh, đa nghĩa… các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa để so sánh, đối chiếu... b/ Về ngữ pháp - Câu văn ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của thông tin. c/ Về các biện pháp tu từ - Sử dụng các biện pháp tu từ linh hoạt và rất hiệu quả. 2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí a/ Tính thông tin thời sự - Luôn cung cấp thông tin mới nhất hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. - Các thông tin phải đảm bảo tính chính xác, và độ tin cậy. b/ Tính ngắn gọn - Đặc trưng hàng đầu của ngôn ngữ báo chí. Ngắn gọn nhưng phải đảm bảo lượng thông tin cao và có tính hàm súc. c/ Tính sinh động, hấp dẫn - Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, và khả năng kích thích sự suy nghĩ tìm tòi của bạn đọc. - Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo. 3. Ghi nhớ SGK. III. Luyện tập - Tính thời sự: thời gian, địa điểm, ý kiến (những vấn đề cần thông tin) Mỗi chi tiết đều đảm bảo tính chính xác, cập nhật thông tin. - Tính ngắn gọn: mỗi câu là một thông tin cần thiết. Bài tập 2: |