Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 70
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10
Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 bài 70: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Kiến thức: Củng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã học, văn bản thuyết minh để viết được đoạn văn thuyết minh có đề tài quen thuộc gần gũi.
2. Kĩ năng:
- So sánh để nhận ra những điểm khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng về đoạn văn, về văn thuyết minh để viết được đoạn văn thuyết minh có đề tài quen thuộc gần gũi
3. Tư duy, thái độ, phẩm chất: Tự giác làm thêm bài tập. Có thái độ nghiêm túc, cẩn trọng khi viết văn thuyết minh.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Gv kết hợp phương pháp đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, thực hành.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các phương pháp thuyết minh đã học? Cho ví dụ minh họa?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Khởi động
Kiểu bài làm văn thuyết minh là một trong những kiểu bài quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 10. Các em đã được tìm hiểu về đặc điểm, cách lập dàn ý và các phương pháp thuyết minh thường dùng. Để hiện thực hóa những hiểu biết đó trong một bài văn cụ thể, các em cần phải viết được các đoạn văn thuyết minh rõ ý, sáng lời. Bài học hôm nay chúng ta chủ yếu sẽ luyện tập thực hành thao tác đó.
Hoạt động của GV&HS |
Nội dung kiến thức cơ bản |
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới GV HD HS tìm hiểu mục I. - Thế nào là một đoạn văn? - Các yêu cầu cần đật của một đoạn văn? - So sánh điểm giống và khác giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh? Vì sao có sự giống nhau và khác nhau đó? - Một đoạn văn thuyết minh có thể bao gồm bao nhiêu phần chính? Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự thời gian, nhận thức, phản bác- chứng minh không? Vì sao? *Viết đoạn văn thuyết minh. Gv đưa ra một số đề văn thuyết minh, yêu cầu hs lựa chọn, lập dàn ý sơ bộ, tập viết một đoạn văn về một trong các ý của bài, đọc trước lớp. Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung. Đề 1: Thuyết minh về tác giả văn học Nguyễn Trãi. Đề 2: Thuyết minh về di tích Côn Sơn. Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đoạn văn trong sgk: ?Nội dung của đoạn văn? Phương pháp thuyết minh được sử dụng? ý nghĩa của đoạn văn? Gọi HS đọc SGK/63 Hoạt động 3. Hoạt động thực hành Gv đưa ra một số đề văn thuyết minh, yêu cầu HS lựa chọn, lập dàn ý sơ bộ, tập viết một đoạn văn về một trong các ý của bài, đọc trước lớp. Gv nhận xét, đánh giá, bổ sung. Đề 1: Thuyết minh về tác giả văn học Nguyễn Trãi. Đề 2: Thuyết minh về di tích Côn Sơn. Gv hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn văn trong sgk: - Nội dung của đoạn văn? Phương pháp thuyết minh được sử dụng? ý nghĩa của đoạn văn? GV hướng dẫn học sinh trên cơ sở kiến thức đã học để viết đoạn văn thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. Gọi 1 vài học sinh đọc đoạn văn. GV nhận xét. |
I. Đoạn văn thuyết minh 1. Quan niệm về đoạn văn Là một bộ phận của văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng, thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. 2. Các yêu cầu đối với một đoạn văn - Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất. - Liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó. - Diễn đạt chính xác, trong sáng, biểu cảm. 3. So sánh đoạn văn tự sự với đoạn văn thuyết minh - Điểm giống: đảm bảo cấu trúc, các yêu cầu đối với một đoạn văn. " Do chúng đều mang hình thức và yêu cầu chung đối với một đoạn văn. - Điểm khác: + Đoạn văn tự sự: giàu yếu tố miêu tả và biểu cảm. + Đoạn văn thuyết minh: thiên về cung cấp tri thức nên ít có (không có) yếu tố miêu tả và biểu cảm. " Do chúng có mục đích biểu đạt khác nhau: tự sự- kể chuyện, thuyết minh- giới thiệu, trình bày. 4. Các phần của đoạn văn thuyết minh - Câu chủ đề: nêu đối tượng cần thuyết minh. - Các câu triển khai: nói rõ về đối tượng thuyết minh. - Các ý trong đoạn văn thuyết minh có thể được sắp xếp theo các trình tự thời gian, nhận thức, phản bác- chứng minh. Vì nó phù hợp với yêu cầu của một đoạn văn nói chung và đem đến cho người đọc sự tiếp nhận dễ dàng, hứng thú. II. Viết đoạn văn thuyết minh: 1. Đoạn văn 1: Nguyễn Trãi đau nỗi đau của con người. Các ý chính cần đạt: + Nỗi đau trước thói đời đen bạc. Dẫn chứng: “Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng/ Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi”. + Nỗi đau trước sự không hoàn thiện của con người. Dẫn chứng: “Dễ hay ruột bể sâu cạn/ Không biết lòng người vắn dài”; “Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết/ Bui một lòng người cực hiểm thay”... 2. Đoạn văn 2: Rừng thông Côn Sơn Các ý chính cần đạt: + Diện tích. + Đặc điểm đồi núi. + Đặc điểm rừng thông: mật độ cây, hình dáng, màu sắc, âm thanh, thảm thực vật phía dưới... + Rừng thông qua thơ văn Nguyễn Trãi. 3. Đoạn văn trong sgk - Nội dung: thuyết minh về nghịch lí giữa thời gian và tốc độ. - Phương pháp thuyết minh: giải thích, so sánh, dùng số liệu. - Ý nghĩa: khuyên con người phải biết tăng cường độ sống, tận dụng thời gian để làm việc có năng suất và hiệu quả. *Yêu cầu khi viết đoạn văn thuyết minh - Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh. - Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn. - Sắp xếp hợp lý các tri thức đó theo một thứ tự rõ ràng, mạch lạc. - Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn. *Ghi nhớ (SGK) III. Luyện tập: 1.Viết đoạn văn: thuyết minh về tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi Các ý chính cần nêu: - Phát hiện vẻ đẹp nhiều mặt của thiên nhiên: + Thiên nhiên hoành tráng, kì vĩ: “Kình ngạc băm vằm non mấy khúc/ Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng”,... + Thiên nhiên mĩ lệ, thơ mộng, phảng phất phong vị Đường thi: “Nước biếc non xanh thuyền gối bãi/ Đêm thanh, nguyệt bạc, khách lên lầu”, “Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc/ Thuyền chở yên hà nặng vạy then”,... + Thiên nhiên bình dị, dân dã: “Ao cạn vớt bèo cấy muống/ Đìa thanh phát cỏ ương sen”,... - Coi thiên nhiên là bầu bạn của mình: “Láng giềng một áng mây nổi/ Khách khứa hai ngàn núi xanh”,... - Giao cảm với thiên nhiên vừa mãnh liệt, nồng nàn vừa tinh tế, nhạy cảm, trang trọng trước vẻ đẹp của thiên nhiên: “Hé cửa đêm chờ hương quế lọt/ Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan”. 2. Viết đoạn văn thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. |