Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 34

Admin
Admin 13 Tháng mười, 2018

Giáo án môn Hóa học lớp 11

Giáo án môn Hóa học lớp 11 bài 34: Ankan được TimDapAnsưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Hóa học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết được:

  • Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh).
  • Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp, ứng dụng của ankan.

2. Kĩ năng:

  • Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.
  • Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
  • Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.

3. Thái độ: Phát huy tinh thần làm việc tập thể, khả năng tư duy của học sinh

II. TRỌNG TÂM:

  • Tính chất hoá học của ankan
  • Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm

III. CHUẨN BỊ:

  • Giáo viên: Cơ chế phản ứng thế của ankan (ảo). Máy chiếu.
  • Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới

IV. PHƯƠNG PHÁP:

  • Gv đặt vấn đề
  • Hs hoạt động nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
  • Kết hợp sách giáo khoa, trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

2. Kiểm tra bài cũ: Viết các đồng phân cấu tạo của C4H10, C5H12 và gọi tên?

3. Nội dung:

HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1:

- Gv: Yêu cầu hs đọc sgk và đưa ra nhận xét chung về đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học của ankan.

Hs: Trong phân tử ankan chỉ chứa các liên kết đơn C − C, C – H, đó là các liên kết bền vững.

- Gv: Vì lk bền, do đó ankan khá trơ về mặt hóa học, ankan không phản ứng với axit, kiềm, dd KMnO4 nhưng có khả năng tham gia vào phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng oxi hoá.

+ Lưu ý cho hs phản ứng đặc trưng của ankan là phản ứng thế.

- Gv: Yêu cầu hs nhắc lại khái niệm phản ứng thế và nêu quy tắc thế thay thế lần lượt từng nguyên tử H trong phản ứng thế của CH4 với Cl2.

+ Lưu ý tỉ lệ mol CH4 và Cl2 mà sản phẩm sinh ra khác nhau.

-Gv: Trình chiếu cơ chế phản ứng thế

Hs: Thảo luận nhóm viết p/ư, gọi tên sản phẩm

- Gv: Yêu cầu hs xác định bậc của các nguyên tử C trong ptử CH3 – CH2 – CH3 và viết pthh .

+ Rút ra nhận xét: Hướng thế chính.

Hoạt động 2:

- Gv: Viết 2 phản ứng tách H2 và bẽ gãy mạch C của butan.

Hs: Nhận xét, viết phương trình tổng quát

→ Dưới tác dụng của to, xt các ankan không những bị tách H2 mà còn bị bẽ gãy các lên kết C – C tạo ra các phân tử nhỏ hơn.

Hoạt động 3:

- Gv: Đưa thông tin: gas là hỗn hợp của nhiều HC no khác nhau, việc sử dụng gas dựa vào phản ứng cháy của ankan

→ Yêu cầu hs viết phương trình phản ứng cháy tổng quát của ankan, nhận xét mối liên hệ giữa số mol ankan, CO2 và H2O?

- Gv lưu ý: Pứ cháy là pứ oxi hoá hoàn toàn khi thiếu O2 pứ cháy của ankan xảy ra ko hoàn toàn: sp cháy ngoài CO2, H2O còn có C, CO, …

Hoạt động 4:

- Gv: Viết phương trình điều chế CH4 bằng cách nung nóng CH3COONa với CaO, NaOH; giới thiệu phương pháp khai thác ankan trong công nghiệp

- Gv: Cho hs nghiên cứu sgk, rút ra những ứng dụng cơ bản của ankan.

III.Tính chất hóa học:

1. Phản ứng thế bởi halogen (Halogen hoá):

Vd1: Cho CH4 phản ứng với Cl2:

CH4+ Cl2 CH3Cl + HCl

Clometan (metyl clorua)

CH3Cl + Cl2 CH2Cl2 + HCl

diclometan (metylen clorua)

CH2Cl2+ Cl2 CHCl3 + HCl

triclometan (clorofom)

CHCl3+ Cl2 CCl4 + HCl

tetraclometan

(cacbon tetraclorua)

* Vd2:

CH3 - CH2 -CH2Cl + HCl

CH3CH2CH3+Cl2 (1-clopropan:43%)

CH3-CHCl-CH3 +HCl

(2-clopropan: 57%)

* Nhận xét: Nguyên tử H liên kết với nguyên tử C bậc cao dễ bị thế hơn nguyên tử H liên kết với C bậc thấp hơn.

2. Phản ứng tách:

a. Đehidro hóa(tách H2):

Vd: CH3-CH3 CH2=CH2+H2

CH3-CH2-CH3 →CH3 - CH2=CH2 + H2

TQ: CnH2n+2 CnH2n + H2

b. Phản ứng crackinh:

CH3-CH2-CH3 →CH4 + CH2=CH2

CH3-CH2-CH2-CH3→CH4+CH2=CH-CH3

CH3-CH3 + CH2=CH2

TQ: CnH2n+2 CmH2m+2 + CxH2x

Với: n = m+x

m; x; n

3. Phản ứng oxi hóa:

CnH2n+2 +O2 nCO2 + (n+1)H2O

Vd: CH4+O2 →CO2+H2O

C3H8 +5O2 →3CO2 + 4H2O

IV. Điều chế:

1. Trong phòng thí nghiệm: Đun nóng natri axetat khan với hỗn hợp vôi tôi xút:

CH3COONa+NaOH CH4+Na2CO3

2. Trong công nghiệp: (SGK)

V.Ứng dụng: sgk


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!