Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 12 bài 7: Lợi dụng địa hình, địa vật

Admin
Admin 20 Tháng một, 2021

Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 12 bài 7

Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 12 bài 7: Lợi dụng địa hình, địa vật được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD. Hi vọng, với mẫu giáo án điện tử lớp 12 này, quý thầy cô sẽ có thêm tài liệu tham khảo chất lượng để xây dựng bài dạy thú vị giúp các em học sinh tiếp thu bài hiệu quả.

Tiết 27

LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH ĐỊA VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

Giúp học sinh nắm được ý nghĩa, yêu cầu, nguyên tắc và tư thế động tác lợi dụng các loại địa hình, địa vật, làm cơ sở vận dụng trong hoạt động thực tiễn và chiến đấu.

2. Về kỹ năng:

Nắm chắc khái niệm, nguyên tắc và các tư thế động tác lợi dụng địa hình, địa vật.

Vận dụng linh hoạt các tư thế, động tác đã học phù hợp với từng loại địa hình, địa vật cụ thể.

3. Về thái độ

Nghiêm túc, chú ý lắng nghe, ghi chép đầy đủ, tích cực luyện tập.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

Tranh ảnh địa hình địa vật.

Súng AK 4 – 5 khẩu

Tạo địa hình để luyện tập.

2. Học sinh:

Đọc bài 7 - SGK, chuẩn bị đúng, đủ trang phục theo quy định trước khi lên lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP: Thực hành

IV. TTIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức lớp: 1’

- Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Bài mới: 1'

Trong quá trình học vận dụng chiến đấu của người chiến sỹ đòi hỏi phải biết dựa vào địa hình địa vật để lợi dụng nó phục vụ cho chiến đấu, hôm nay thầy sẽ giới thiệu cho chúng ta bài "Lợi dụng địa hình địa vật"

Hoạt động 1: Thời gian 14 phút

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Thầy: Thế nào là địa hình địa vật che khuất?

Trò: Thảo luận và trả lời.

Thầy: Thế nào là địa hình địa vật che đỡ?

Trò: Thảo luận và trả lời .

Thầy: Thế nào là địa hình địa vật chống trải?

Trò: Thảo luận và trả lời.

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT:

1. Khái niệm về địa hình, địa vật che khuất, che đỡ

a. Địa hình, địa vật che khuất

- Là những địa hình, địa vật có thể che được hành động, nhưng không chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh (bom, pháo, cối, lựu...) của địch xuyên qua. Ví dụ: bụi cây, bụi cỏ rậm rạp, cánh cửa...

b. Địa hình, địa vật che đỡ

- Là những địa hình, địa vật chống đỡ được đạn bắn thẳng, mảnh (bom, pháo, cối, lựu...) của địch, đồng thời che kín được hành động như địa hình, địa vật che khuất. Ví dụ: Mô đất, gốc cây, bờ ruộng, vật kiến trúc kiên cố...

c. Địa hình trống trải

- Là những nơi không có vật che khuất hoặc che đỡ. Ví dụ: bãi bằng phẳng, đồi trọc, mặt đường...

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Xem thêm