Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 12 bài 2: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 12 bài 2
Giáo án môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 12 bài 2: Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được soạn theo chuẩn kỹ năng, kiến thức theo quy định của Bộ GD. Hi vọng, với mẫu giáo án điện tử lớp 12 này, quý thầy cô sẽ có thêm tài liệu tham khảo chất lượng để xây dựng bài dạy thú vị giúp các em học sinh tiếp thu bài hiệu quả.
Bài 2. Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
MỞ ĐẦU
Nền quốc phòng toàn dân là sự cụ thể hóa chính sách quốc phòng của Việt Nam, thể hiện ở cơ cấu tổ chức, hoạt động của các ngành, các cấp và của toàn dân theo một ý định, chiến lược thống nhất, nhằm tạo ra sức mạnh hiện thực để bảo vệ Tổ quốc
I. TƯ TƯỞNG CHÍ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG, AN NINH TRONG THỜI KÌ MỚI
1. Khái niệm cơ bản về quốc phòng, an ninh
a) Quốc phòng
Là công việc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể hoạt động đối nội, đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học… của Nhà nước và nhân dân để tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng; nhằm giữ gìn hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô.
b) Quốc phòng toàn dân
Nền quốc phòng mang tính chất “vì dân, do dân, của dân”, phát triển theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại; Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, điều hành, nhân dân làm chủ, nhằm giữ vững hòa bình, ổn định đất nước, sẵn sàng đánh bại âm mưu, thủ đoạn xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
c) An ninh quốc gia
Là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và nước cộng hòa XHCN Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
d) An ninh nhân dân
Là sự nghiệp của toàn dân, do dân tiến hành, lực lượng an ninh nhân dân làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước.
Kết hợp phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ với các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chuyên trách, nhằm đập tan mọi âm mưu và hành động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, cùng với QPTD bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
2. Những tư tưởng chỉ đạo của Đảng
a) Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- Là quan điểm chỉ đạo, bao trùm, quan trọng nhất.
- Phản ánh quy luật: Dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc Việt Nam.
- Khẳng định được mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo đảm cho Tổ quốc XHCN phát triển và ngày càng bền vững.
- Cần khắc phục: Coi nhẹ một trong hai nhiệm vụ, hoặc tách rời, đối lập hai nhiệm vụ trong thực hiện.
b) Kết hợp quốc phòng an ninh với kinh tế
- Kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế trong tình hình hiện nay phải đảm bảo cho phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng – an ninh.
- Kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế phải từ trong chiến lược quy hoạch đầu tư phát triển trong toàn quốc, đối với từng ngành đến các địa phương và từng cơ sở.
c) Gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh, phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại
- Nhiệm vụ quốc phòng và hoạt động đối ngoại đều nhằm thực hiện các mục tiêu của nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- Phát huy cao nhất sức mạnh của từng yếu tố và sức mạnh tổng hợp của 3 yếu tố đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Cần khắc phục tư tưởng và hành động tách rời từng yếu tố, coi trọng hoặc coi nhẹ một yếu tố nào đó.
Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.